Hóa chất có mặt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, cuộc sống càng phát triển, càng văn minh thì vai trò và vị trí của hóa chất càng quan trọng. Do vậy, ngành công nghiệp hóa chất được xem là ngành kinh tế có tính chất nền tảng, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng.
Hoạt động liên quan đến hóa chất tại các nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp luôn tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sức khỏe, thậm chí đến tính mạng con người, gây thiệt hại kinh tế và môi trường sống, do đó phải được quản lý an toàn trong tất cả các khâu sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển và tiêu hủy.
Theo Cục Hóa chất - Bộ Công Thương, ngộ độc Methanol do các cá nhân, tổ chức pha trực tiếp methanol vào rượu hầu như không có. Các vụ ngộ độc chủ yếu là do sử dụng cồn công nghiệp có hàm lượng methanol cao, không đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 6-3:2010⁄BYT về cồn được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó, việc nấu rượu thủ công, sử dụng men akhông tốt, chưng cất không đảm bảo loại bỏ hàm lượng methanol đạt mức cho phép
Theo Cục Hóa chất Bộ Công Thương, Methanol là hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp. Cồn công nghiệp là hóa chất nguy hiểm nhưng không thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp và Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.
Sau khi Luật Hoá chất có hiệu lực, ngày 02 tháng 01 năm 2009, Cục Hóa chất được thành lập theo Quyết định số 01⁄QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, với chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước theo quy định pháp luật về hoá chất, đồng thời đề xuất, xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hoá chất. Thống nhất công tác tổ chức quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất
Trong bối cảnh ngành công nghiệp Hoá chất Việt Nam đang trải qua thời kỳ đổi mới và phát triển, nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển bền vững đang đòi hỏi các cơ sở giao dục đại học cần có những đổi mới, hướng đi phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Những năm gần đây, xu thế phát triển ngành công nghiệp thế giới là dịch chuyển dần các nhà máy sản xuất hóa chất đến các nước đang phát triển, Việt Nam có được nhiều lợi thế trong thu hút vốn đầu tư. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp hóa chất cũng được Đảng và Nhà nước xác định là ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên phát triển.
Đây là nội dung chính của Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm về Hóa học xanh tại doanh nghiệp - lồng ghép hóa học xanh vào bài giảng tại Đại học Công nghiệp Hà Nội”. Chương trình do Cục Hóa chất (Bộ Công Thương), Chương trình Phát triển Liên hợp Quốc (UNDP) và Đại học Công nghiệp Hà Nội phối hợp tổ chức.
Từ năm 2005 tới nay, Thủ tướng Chính phủ đã có 2 lần phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam. Sau thời gian thực hiện, các định hướng phát triển ngành ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam, tuy chưa đạt được đầy đủ các mục tiêu đề ra nhưng cũng đã có bước phát triển mạnh mẽ.
Một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội được đặt ra trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII là phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng như công nghiệp năng lượng, cơ khí chế tạo, luyện kim, hóa chất, phân bón, vật liệu. Đây là căn cứ quan trọng để đề xuất, xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy ngành công nghiệp hóa chất phát triển. Hóa chất đồng hành, hỗ trợ quá trình công nghiệp hoá
Ủy ban hợp tác Kinh tế - Công nghiệp ASEAN – Nhật Bản (AMEICC) được thành lập từ năm 1998 với mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh của ASEAN, tăng cường hợp tác công nghiệp và hỗ trợ hợp tác phát triển giữa Nhật Bản và các nước thành viên ASEAN. Nhóm công tác về Công nghiệp hóa chất (AMEICC WG CI) là một trong những lĩnh vực ưu tiên hợp tác trong AMEICC nhằm tạo ra nền tảng đối thoại giữa các cơ quan chính phủ và ngành công nghiệp hóa chất để thúc đẩy tự do hóa thương mại. Từ năm 1998 đến năm 2020, AMEICC WG CI đã có 25 kỳ họp và được tổ chức luân phiên giữa các quốc gia ASEAN. Trong đó, Việt Nam là nước chủ nhà của AMEICC WG CI vào các năm 2001, 2008 và 2014. Năm 2021, do tình hình dịch bệnh Covid-19, Kỳ họp lần thứ 26 của Nhóm công tác về Công nghiệp hóa chất Ủy ban hợp tác Kinh tế - Công nghiệp ASEAN – Nhật Bản tiếp tục được tổ chức dưới hình thức trực tuyến. Tham gia kỳ họp lần này có hơn 80 đại biểu đại diện cho Chính phủ và ngành công nghiệp hoá chất của Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á. Ông Nguyễn Xuân Sinh, Phó Cục trưởng Cục Hoá chất, Bộ Công Thương Việt Nam và Bà Asako Kobayashi, Giám đốc đối ngoại, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương Nhật Bản đồng chủ trì Hội nghị
Qua 13 năm thi hành, Luật Hóa chất 2007 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1⁄7⁄2008) đã góp phần quan trọng, tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động hóa chất. Tuy nhiên, Luật Hóa chất cũng bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc cần được sửa đổi, bổ sung nhằm năng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hóa chất, hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.