Theo Cục Hóa chất – Bộ Công Thương, đến nay, về cơ bản, Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu trong nước các sản phẩm phân bón phổ biến: đạm, lân, NPK, 75% DAP. Do vậy, với ngành phân bón, tập trung phát triển theo chiều sâu, phát triển các sản phẩm phân bón tính năng cao, thân thiện với môi trường.
Có lẽ chưa năm nào, ngành săm lốp Việt trải qua nhiều cung bậc như năm nay khi những yếu tố thuận lợi và khó khăn đan xen đòi hỏi doanh nghiệp cần chuyển động và thích ứng liên tục. Vậy đâu là hướng đi mà doanh nghiệp chọn cho chặng đường 2022 sắp đến? Gam màu sáng - tối của chặng đường 2020 - 2021
Dịch Covid-19 đã và đang tác động lên mọi mặt kinh tế - xã hội, bao gồm cả việc ứng phó với HIV⁄AIDS. Vì vậy, năm 2021, Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đã phát động trong cả nước Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV⁄AIDS từ ngày 10⁄11 - 10⁄12⁄2021, với chủ đề “Tăng cường phòng, chống HIV⁄AIDS trong bối cảnh đại dịch Covid-19”.
Hóa chất đóng vai trò không thể thiếu trong phát triển kinh tế. Bên cạnh mặt tích cực, hóa chất còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhận định rõ yếu tố nguy hiểm, tiềm ẩn từ sự cố hóa chất, gây thiệt hại trực tiếp đến tài sản, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, Chính phủ, Bộ Công Thương đã ban hành hệ thống văn bản pháp luật tương đối đầy đủ về quản lý hóa chất. Lượng hóa chất sử dụng lớn
Trong những năm qua, với tốc độ phát triển công nghiệp mạnh mẽ, nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp với đa dạng nguồn nguyên liệu, hóa chất, điều này dễ dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn về sự cố môi trường. Nguy cơ tiềm ẩn sự cố môi trường
Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất là hoạt động mô phỏng sự cố hóa chất có thể xảy ra tại các doanh nghiệp như: Sự cố rò rỉ, tràn đổ hóa chất, cháy nổ do hóa chất, phát tán hóa chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho con người, tài sản và môi trường,… Trước thực trạng trên thời gian qua, Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) đã tăng cường phối hợp với các địa phương tổ chức diễn tập ứng phó sự cố hóa chất một cách bài bản và chuyên nghiệp. Tuân thủ ứng phó sự cố hóa chất
Trong thời gian qua, sự cố hóa chất từ cháy nổ, rò rì vẫn diễn ra tại một số địa phương có lượng doanh nghiệp sản xuất, sử dụng, kinh doanh hóa chất tập trung đông như Bình Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh. Để chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất các địa phương cần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về công tác an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất độc. Nhiều nguy cơ
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung, công nghiệp hóa chất đang phát triển theo hướng hóa học xanh, hay còn gọi là hóa học bền vững. Rất nhiều nguyên tắc và vấn đề của hóa học xanh không chỉ là vấn đề của một quốc gia hay một khu vực mà đã trở thành vấn đề toàn cầu, liên quan đến sự biến đổi khí hậu, sử dụng năng lượng, quản lý tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nước.
Bổ sung chất chỉ thị màu vào các sản phẩm cồn không dùng trong thực phẩm để phân biệt với cồn thực phẩm là một trong những giải pháp được đề ra nhằm phòng ngừa pha chế rượu từ sản phẩm cồn không được phép dùng trong thực phẩm, tuy nhiên các chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng việc triển khai giải pháp này trong thực tế là không khả thi và còn nhiều hạn chế.
Hóa chất có mặt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, cuộc sống càng phát triển, càng văn minh thì vai trò và vị trí của hóa chất càng quan trọng. Do vậy, ngành công nghiệp hóa chất được xem là ngành kinh tế có tính chất nền tảng, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng.
Hoạt động liên quan đến hóa chất tại các nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp luôn tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sức khỏe, thậm chí đến tính mạng con người, gây thiệt hại kinh tế và môi trường sống, do đó phải được quản lý an toàn trong tất cả các khâu sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển và tiêu hủy.
Theo Cục Hóa chất - Bộ Công Thương, ngộ độc Methanol do các cá nhân, tổ chức pha trực tiếp methanol vào rượu hầu như không có. Các vụ ngộ độc chủ yếu là do sử dụng cồn công nghiệp có hàm lượng methanol cao, không đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 6-3:2010⁄BYT về cồn được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó, việc nấu rượu thủ công, sử dụng men akhông tốt, chưng cất không đảm bảo loại bỏ hàm lượng methanol đạt mức cho phép