Thống kê của Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) cho thấy, lượng hóa chất sử dụng của Việt Nam tập trung tại các nhà máy của các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh có nhiều khu công nghiệp. Bên cạnh các sản phẩm có thể dễ nhận thấy trong một số lĩnh vực nông nghiệp, dược phẩm, bảo vệ thực vật, hóa chất tiêu dùng... hóa chất còn tham gia nhiều vào quá trình sản xuất, chế tạo của nhiều ngành kinh tế.
Trên thực tế, không thể phủ nhận đơn cử như với ngành chế tạo ô tô, sản phẩm hóa chất giúp cho việc sản xuất một số các phụ tùng, linh kiện của ngành xe hơi, làm cho việc sản xuất, chế tạo tốt, linh hoạt và đặc biệt an toàn hơn với nhiều tính năng tốt như nhẹ, bền, an toàn môi trường, dễ chế tạo… hóa chất cũng tham gia trong các chế phẩm tạo lớp phủ bảo vệ, chống ô xy hóa, và trang trí, trong các dung dịch bôi trơn, làm mát của động cơ… Với các ngành công nghiệp khác, hóa chất đóng nhiều vai trò như chất độn, chất kết dính, điều chỉnh cấu trúc sản phẩm, chống mốc, chống ô xy hóa, tăng độ bền, bóng, đẹp…
Hay như sản xuất phân bón hóa học gồm sản xuất phân đạm, lân và kali, phân hỗn hợp (DAP, NPK). Tuy nhiên, quá trình sản xuất phân đạm, lân, DAP phát sinh nhiều sự cố hóa chất độc còn đối với phân kali, NPK ít gây sự cố hóa chất đối với môi trường vì quá trình sản xuất phân kali ít tác động tới môi trường. Quá trình sản xuất phân bón hóa học như sản xuất phân lân supe phốt phát, đạm ure, phân DAP cần sử dụng các nguyên liệu/sản phẩm trung gian là những hợp chất độc hại, nguy hiểm như amoniac (NH3), amonium nitrate (NH4NO3), axit phoshoric (H3PO4)... Quy trình công nghệ sản xuất phân bón hóa học có nhiều công đoạn sử dụng áp suất, nhiệt độ cao, chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, tiềm ẩn những mối nguy hiểm cho con người, tài sản và môi trường. Đây là những nguy cơ tiềm tàng gây phát thải hóa chất ra môi trường và nguy cơ xảy ra sự cố môi trường.
Ngoài ra, quá trình sản xuất phân bón, cụ thể là sản xuất các sản phẩm trung gian cũng thải ra chất thải có chứa các loại hóa chất độc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với môi trường, sức khỏe con người. Đơn cử, trong sản xuất axit phosphoric hay phân lân, chất thải phosphogypsum (GYPs) được tạo ra từ quá trình hòa tan đá phốt phát trong môi trường dung dịch axit để tạo thành axit phosphoric có chứa nhiều thành phần độc hại. Do đó, quá trình sản xuất phân đạm phát sinh các sự cố hóa chất độc như NH3, NH4NO3; phân lân (supe phốt phát) và phân hỗn hợp DAP phát sinh phốt pho vàng (P4), NH3 (đối với phân DAP), bã thải GYPs. Nguồn gốc, nguyên nhân phát sinh các sự cố này có thể xuất phát từ quá trình lưu chứa hay vận chuyển hóa chất; chuyển hóa liên quan đến hóa chất (sản xuất, phản ứng); quá trình vật lý trong sản xuất nhưng sử dụng hóa chất làm tác nhân (quá trình làm lạnh sâu, giữ nhiệt,...); quá trình công nghiệp sản sinh các chất thải (hóa chất) có tính độc hay tính nguy hiểm cao (cháy, nổ); các khu vực có sự tham gia của các hoạt động vận chuyển (bến bãi, trạm bơm, trạm trung chuyển hóa chất)...
Siết chặt quản lý hướng tới phát triển bền vững
Thời gian qua, Cục Hóa chất có những đợt thanh tra, kiểm tra, giám sát của Cục Hóa chất và các địa phương đã phát hiện những tồn tại trong việc trong khâu quản lý hóa chất.
Theo quy định, các cơ sở sản xuất công nghiệp phải chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tùy theo quy mô và đối tượng cụ thể; tự tổ chức huấn luyện, tuyên truyền trong sử dụng, bảo quản hóa chất, cập nhật thông tin lưu trữ, thông báo tình hình sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất hằng năm với cơ quan chức năng. Đối với địa phương thì phải triển khai xây dựng và thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh.
Hiện nay, đã có một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hóa chất khá đầy đủ: Luật Hóa chất và các văn bản dưới luật như các nghị định và thông tư đồng thời công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hóa chất được tăng cường một cách đáng kể. Quy định pháp luật đã tạo hành lang pháp lý, doanh nghiệp hoạt động liên quan đến hóa chất phải tự chịu trách nhiệm thực thi. “Thực hiện tốt các biện pháp trên sẽ góp phần đảm bảo an toàn hơn nữa trong lao động, sản xuất, kinh doanh, tránh những thiệt hại không đáng có từ việc sản xuất, sử dụng, kinh doanh hóa chất”- Cục Hóa chất lưu ý.
Thời gian tới, để hoạt động liên quan đến hóa chất đảm bảo tuân thủ quy định, Cục Hóa chất sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc ban hành các quy chuẩn về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất, quy chuẩn về chất lượng sản phẩm hóa chất và hàm lượng hóa chất trong các sản phẩm tiêu dùng; xây dựng giải pháp thúc đẩy các nghiên cứu khoa học, công nghệ trong ngành hóa chất theo hướng sử dụng các sản phẩm phụ, chất thải hiện có của ngành làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất các sản phẩm hóa chất khác
Đồng thời hướng tới áp dụng Hóa học xanh tại Việt Nam nhằm hỗ trợ tăng trưởng xanh, theo Cục Hóa chất, cần xây dựng các quy định quản lý chặt chẽ hóa chất theo vòng đời (xuất nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng, thải bỏ…) phù hợp với thực tiễn hoạt động hóa chất tại Việt Nam và thông lệ quốc tế, xu hướng quản lý hóa chất trên thế giới hiện nay, các điều ước và cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Tiếp tục tăng cường sự phối hợp liên ngành và giữa trung ương với địa phương trong quản lý hóa chất hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Nhằm phát triển nền công nghiệp hóa chất tại Việt Nam một cách bền vững, cần phải khuyến khích các phương pháp và quá trình sản xuất hóa chất, sản phẩm hóa chất xanh, thân thiện với môi trường, hạn chế sản xuất và sử dụng các hóa chất độc hại.
Báo Công Thương Điện TửHàng năm, trên thế giới xảy ra hàng nghìn vụ tai nạn lao động liên quan đến hóa chất, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, tính mạng con người và thiệt hại kinh tế.
Hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc và vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc bị xử lý như thế nào theo Bộ luật Hình sự?
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 08/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã trình bày tóm tắt Tờ trình về Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). Xin giới thiệu toàn văn phát biểu trình bày của Bộ trưởng ...
Cục Hóa chất phổ biến văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành liên quan đến quản lý về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm.
Sáng 28/10, tại Hà Nội, Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo giới thiệu Những điểm mới của Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) và chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040.
Cục Hóa chất phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm.