Tập trung giải pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất

Hóa chất đóng vai trò không thể thiếu trong phát triển kinh tế. Bên cạnh mặt tích cực, hóa chất còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhận định rõ yếu tố nguy hiểm, tiềm ẩn từ sự cố hóa chất, gây thiệt hại trực tiếp đến tài sản, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, Chính phủ, Bộ Công Thương đã ban hành hệ thống văn bản pháp luật tương đối đầy đủ về quản lý hóa chất. Lượng hóa chất sử dụng lớn

Thời gian qua, một số vụ cháy nổ liên quan đến hóa chất xảy ra đã gây ra tâm lý lo lắng cho người dân. Thực trạng trên cho thấy, công tác quản lý hóa chất còn nhiều bất cập. Để khắc phục tình trạng trên cần siết chặt quản lý an toàn hóa chất một cách hiệu quả nhất.

Theo Cục Hóa chất (Bộ Công Thương), hiện tại lượng hóa chất sử dụng của Việt Nam ước tính hơn 9 triệu tấn/năm, tập trung tại các nhà máy của các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh có nhiều khu công nghiệp.

Nhận định về vấn đề này, Cục Hóa chất cho biết, đặc tính của nhiều loại hóa chất độc, nguy hiểm là tính ôxy hóa mạnh, ăn mòn mạnh, dễ cháy, độc cấp tính, mãn tính; gây ung thư, biến đổi gen; độc đối với sinh sản; tích lũy sinh học; ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy; độc hại đến môi trường... nên khi xảy ra các sự cố rò rỉ, tràn đổ, cháy, nổ rất nguy hiểm. Đáng lo ngại nhất là cháy, nổ hóa chất, một số loại hóa chất tính độc không cao, nhưng khi cháy không hết, cháy trong môi trường yếm khí lại sinh ra một loạt hóa chất nguy hiểm không kiểm soát được, có những loại hóa chất để nguyên không độc, khi trở thành hỗn hợp lại độc.

Cục Hóa chất cho rằng, theo quy định, các cơ sở sản xuất công nghiệp hoạt động liên quan đến sử dụng hóa chất phải chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tùy theo quy mô và đối tượng cụ thể; tự tổ chức huấn luyện, tuyên truyền trong sử dụng, bảo quản hóa chất, cập nhật thông tin lưu trữ, thông báo tình hình sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất hằng năm với cơ quan chức năng. Tuy nhiên, qua kiểm tra vẫn còn tình trạng doanh nghiệp chủ quan, mang tính đối phó. Vi phạm phổ biến là chưa thực hiện việc xây dựng biện pháp hoặc kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất; chưa tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất; chưa xây dựng được nội quy an toàn hóa chất cho cơ sở; sắp xếp hóa chất trong kho chưa bảo đảm an toàn theo đúng các quy định hiện hành...

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm

Trước thực trạng trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 104/QÐ-TTg về phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về phòng ngừa, phát hiện và chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân (CBRN) giai đoạn 2019 - 2025.

Quyết định đề cập đến việc xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát, đánh giá nguy cơ, sự cố hóa chất thuộc phạm vi Kế hoạch hành động CBRN trên phạm vi cả nước, đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu nguy cơ, sự cố hóa chất thuộc phạm vi Kế hoạch hành động CBRN.

Đáng chú ý, đối với giai đoạn 2021 – 2025, tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các quy định trong ngành Công Thương về phòng ngừa, phát hiện và ứng phó nguy cơ, sự cố hóa chất thuộc phạm vi Kế hoạch hành động CBRN phù hợp với các quy định của Nhà nước và điều ước quốc tế về an toàn, an ninh và không phổ biến vũ khí CBRN mà Việt Nam đã tham gia; Trình Quốc hội thông qua Luật Hóa chất sửa đổi, bổ sung.

Bên cạnh đó, cần xây dựng quy trình ứng phó cho các tình huống sự cố hóa chất; cơ chế phối hợp trong hoạt động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và ứng phó nguy cơ, sự cố hóa chất cấp quốc gia bảo đảm đồng bộ, tích hợp với hệ thống chuẩn bị, ứng phó thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn; Xây dựng, ban hành hướng dẫn kỹ thuật về các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh trong sản xuất, lưu giữ, vận chuyển, sử dụng và xử lý hóa chất nguy hiểm.

Ngoài ra, đẩy mạnh đào tạo, tập huấn, tổ chức diễn tập nâng cao năng lực về phòng ngừa, phát hiện, ứng phó nguy cơ, sự cố CBRN cho các cán bộ ngành Công Thương, đặc biệt là các cán bộ quản lý hóa chất, quản lý thị trường và lực lượng thanh tra chuyên ngành, trong đó ưu tiên tập trung vào nguy cơ, sự cố hóa chất.

Cục Hóa chất thông tin thêm, hiện nay đã có một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hóa chất khá đầy đủ: Luật Hóa chất và các văn bản dưới luật như các Nghị định và Thông tư và công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hóa chất được tăng cường một cách đáng kể. Cụ thể, DN hoạt động liên quan đến hóa chất phải tự chịu trách nhiệm thực thi, mỗi cơ sở sản xuất công nghiệp phải có đầy đủ kiến thức và nắm rõ tính chất nguy hiểm, phương pháp bảo quản, bảo đảm an toàn hóa chất và giảm thiểu rủi ro là yêu cầu không thể thiếu. “Các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất phải xây dựng kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phù hợp với quy mô, điều kiện sản xuất và đặc tính của hóa chất, đảm bảo đủ các trang thiết bị an toàn, phòng chống cháy nổ, phòng chống rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại”, Cục Hóa chất nhấn mạnh.

Báo Công Thương Điện Tử
Tin tức liên quan
TP. Hồ Chí Minh: Phổ biến Nghị định số 33/2024/NĐ-CP về cấm vũ khí hoá học ở phía Nam
Đăng ngày: 18/04/2024

TP. Hồ Chí Minh: Phổ biến Nghị định số 33/2024/NĐ-CP về cấm vũ khí hoá học ở phía Nam

Nghị định số 33/2024/NĐ-CP quy định về thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học có nhiều thay đổi so với Nghị định cũ.

Hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực hoá chất hiểu hơn về thực hiện Công ước cấm vũ khí hoá học
Đăng ngày: 11/04/2024

Hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực hoá chất hiểu hơn về thực hiện Công ước cấm vũ khí hoá học

Ngày 10/4/2024, tại trụ sở Bộ Công Thương, Cục Hoá chất tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 33/2024/NĐ-CP ngày 27/3/2024 của Chính phủ quy định về việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học.

(Tiếp theo) Chuỗi Hội thảo tham vấn ý kiến xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi)
Đăng ngày: 05/04/2024

(Tiếp theo) Chuỗi Hội thảo tham vấn ý kiến xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi)

Tiếp nối chuỗi Hội thảo tham vấn ý kiến xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi) tại 3 miền Bắc, Trung, Nam, ngày 25-26/3/2024, Cục Hóa chất tổ chức Hội thảo tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Việt Nam đặt mục tiêu đáp ứng 30% nguyên liệu sản xuất thuốc và chế phẩm y tế vào năm 2045
Đăng ngày: 02/04/2024

Việt Nam đặt mục tiêu đáp ứng 30% nguyên liệu sản xuất thuốc và chế phẩm y tế vào năm 2045

Dự thảo Chương trình Phát triển công nghiệp hoá dược đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đặt mục tiêu, năm 2045 đáp ứng 30% nguyên liệu sản xuất thuốc và các chế phẩm y tế.

Trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương
Đăng ngày: 29/03/2024

Trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Ngày 27/3/2024, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã trao Bằng khen của Bộ trưởng cho đơn vị tiêu biểu, đã có thành tích xuất sắc trong công tác đảm bảo kịp thời lượng Oxy đáp ứng việc điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

(Tiếp theo) Hội thảo tham vấn ý kiến xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi)
Đăng ngày: 29/03/2024

(Tiếp theo) Hội thảo tham vấn ý kiến xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi)

Tiếp nối chuỗi Hội thảo tham vấn ý kiến xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi) tại 3 miền Bắc, Trung, Nam, ngày 21-22/3/2024, Cục Hóa chất tổ chức Hội thảo tại Thành phố Đà Nẵng.

X

Đăng ký nhận thông tin

Ô có dấu * cần điền đầy đủ thông tin
Top