Tổng kết công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra năm 2023 của Cục Hóa chất
Hoạt động thanh tra chuyên ngành, kiểm tra trong lĩnh vực hóa chất là hết sức cần thiết, nhất là trong xu thế chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm để nâng cao hiệu quả tuân thủ pháp luật, hạn chế các vi phạm, kịp thời phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật.
Thực hiện chủ trương về đơn giản hóa thủ tục hành chính, chuyển hướng quản lý nhà nước từ tiền kiểm sang hậu hiểm, trong những năm qua Cục Hóa chất luôn là đơn vị đi đầu trong chương trình cải cách, hiện đại hóa thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện đầu tư, kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp đồng thời áp dụng tối đa công nghệ thông tin cho việc thực hiện các thủ tục hành chính.
Việc cải cách thủ tục hành chính như trên tạo thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động hóa chất, giảm khối lượng công việc của cán bộ Cục Hóa chất, tuy nhiên hiệu lực hiệu quả của công tác quản lý nhà nước sẽ phụ thuộc nhiều vào ý thức của doanh nghiệp và phạm vi, số lượng, chất lượng của hoạt động hậu kiểm.
.png)
Nâng cao công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực hóa chất
Với đặc điểm lưỡng dụng của mình, các loại hóa chất được sử dụng rộng rãi trong tất cả mọi mặt của cuộc sống với các mục đính khác nhau như: sản xuất sản phẩm công nghiệp, tiêu dùng, chất xử lý môi trường, sản phẩm phục vụ nông nghiệp, y tế… Hóa chất khi được quản lý, sử dụng đúng cách sẽ đem lại lợi ích xã hội, sức khỏe và an toàn môi trường, ngược lại sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và môi trường.
Nhiều hóa chất có tính lưỡng dụng và do các Bộ, ngành khác nhau quản lý, vì vậy công tác quản lý hóa chất cần sự phối hợp của nhiều Bộ, ngành liên quan; phạm vi đối tượng thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực hóa chất theo yêu cầu quản lý cũng đa dạng và phức tạp trải rộng nhiều địa bàn trên phạm vi cả nước.
Quản lý hóa chất cần sự phối hợp của nhiều Bộ, ngành liên quan
Trên thực tế kết quả công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra của Cục Hóa chất trong các năm qua phát hiện ngày càng nhiều các hành vi, trong đó có hành vi về thực hiện khai báo hóa chất không đúng thông tin và thực tế hoạt động nhập khẩu. Hiện tượng này có nguy cơ gây giảm hiệu quả công tác kiểm soát các loại hóa chất nguy hiểm đặc biệt các loại hóa chất có thể bị lạm dụng vào các mục đích không phù hợp gây bức xúc trong dư luận thời gian qua như N2O (khí cười), các hợp chất xyanua, các tiền chất công nghiệp (có thể được sử dụng trong quá trình sản xuất các loại ma túy tổng hợp)… Cục Hóa chất, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố đã và đang tiến hành kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính, thu hồi khoản thu lợi bất hợp pháp đối với các hành vi trên. Để chấn chỉnh hiện tượng này, ngăn chặn các hành vi vi phạm, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước của Bộ Công Thương đối với hóa chất, hoạt động kiểm tra đặc biệt là thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực hóa chất cần phải được đẩy mạnh hơn nữa.
Từ kết quả thực hiện các cuộc thanh tra chuyên ngành, kiểm tra do Cục Hóa chất thực hiện và theo dõi phản ánh của các Sở Công Thương, doanh nghiệp, Cục Hóa chất nhận định từ sau khi Nghị định số 71/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp có hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động hóa chất của các cơ quan quản lý từ trung ương đến địa phương đã có sự cải thiện rõ rệt.
Trong các năm qua, Cục Hóa chất đã tập trung kiểm tra các tổ chức, cá nhân kinh doanh hóa chất, thanh tra các tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất phức tạp trong phạm vi địa bàn lớn. Từ năm 2017 đến năm 2022, Cục Hóa chất đã tiến hành thanh tra chuyên ngành, kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất đối với 162 công ty, tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với 73 công ty, với tổng số tiền các công ty bị xử phạt và yêu cầu thu hồi nộp ngân sách nhà nước là 2.452.278.867 đồng. Chỉ tính riêng năm 2022, sau khi Nghị định số 71/2019/NĐ-CP có hiệu lực, Cục Hóa chất đã tiến hành thanh tra chuyên ngành, kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra đột xuất đối với 32 công ty; tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 28 công ty với tổng số tiền bị xử phạt và yêu cầu thu hồi nộp ngân sách nhà nước là 960.078.867 đồng.
Riêng năm 2023, Cục Hóa chất tiến hành thanh tra chuyên ngành, kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra đột xuất đối với 42 công ty (tăng 30% so với năm 2022), đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với 33 công ty, tổng số tiền bị xử phạt và yêu cầu thu hồi nộp ngân sách nhà nước là 1.104.890.052 đồng (tăng 15% so với năm 2022). Qua công tác hậu kiểm, số lượng hành vi vi phạm của các công ty bị phát hiện ngày càng tăng; các hoạt động vi phạm trong lĩnh vực hóa chất ngày càng đa dạng và phức tạp, một số hành vi vi phạm chủ yếu có thể kể đến như: thực hiện chế độ báo cáo (chiếm 55%), quy định về khai báo hóa chất nhập khẩu (chiếm 52%), huấn luyện an toàn hóa chất (chiếm 27%), quy định về Kế hoạch/Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất (chiếm 27%), kinh doanh hóa chất thuộc danh mục đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp (chiếm 12%).
Cục Hóa chất luôn nhận định công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra là một nhiệm vụ trọng tâm, cần thiết, phù hợp với xu hướng chuyển hoạt động quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm đồng thời đây cũng là một nhiệm vụ phức tạp cần phải triển khai thận trọng để đảm bảo hiệu quả, tránh sai sót./.
Tin tức liên quan
Đăng ngày: 01/04/2025
Cần xây dựng chính sách hướng đến việc tạo điều kiện để mở không gian phát triển tối đa cho ngành công nghiệp hóa chất tương xứng với tiềm năng và vai trò vốn có, mà trong đó chủ thể thụ hưởng chính là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hóa chất.
Đăng ngày: 19/03/2025
Tại Quyết định số 270/QĐ-TTg ngày 13/2/2025, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực tự chủ nguyên liệu, thúc đẩy phát triển ngành dược phẩm trong nước.
Đăng ngày: 14/03/2025
Tại Hội thảo góp ý đối với dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) diễn ra sáng 14/3, nhiều ĐBQH, doanh nghiệp, hiệp hội cho rằng, cần chú trọng tháo gỡ điểm nghẽn, khó khăn trong quản lý hóa chất gắn với thể chế hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Đăng ngày: 31/12/2024
Ngày 07 tháng 11 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Thông tư số 23/2024/TT-BCT quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.
Đăng ngày: 30/12/2024
Ngày 18/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 161/2024/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.
Đăng ngày: 30/12/2024
Ngày 18/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 161/2024/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ.