

Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải tại Hội nghị công nhân viên chức năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 của Cục Hóa chất tổ chức sáng ngày 25/1.
Báo cáo tại hội nghị, ông Lưu Hoàng Ngọc - Phó Cục trưởng Cục Hóa chất - cho biết, trong năm 2017, Cục Hóa chất nhận được 5.058 văn bản, bao gồm các văn bản chỉ đạo của Bộ Công Thương, các văn bản gửi từ các đơn vị trong và ngoài Bộ. Theo chức năng, quyền hạn, Cục đã dự thảo trình lãnh đạo Bộ ký ban hành hoặc ban hành tổng số 2.116 văn bản, các văn bản hướng dẫn, trả lời các yêu cầu, đề nghị của các đơn vị gửi đến đảm bảo chất lượng và tiến độ.
Điểm nhấn trong năm 2017 là Cục đã xây dựng kế hoạch cải cách hành chính, tập trung vào các nhiệm vụ: Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; cải cách thủ tục hành chính (TTHC); cải cách tổ chức bộ máy; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa nền hành chính. Cụ thể, chính thức thực hiện thủ tục khai báo hóa chất nhập khẩu qua Cổng Thông tin một cửa quốc gia; bãi bỏ 4 TTHC; các thủ tục cấp giấy phép xuất, nhập khẩu tiền chất công nghiệp, sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc danh mục hóa chất hạn chế đã được nghiên cứu, sửa đổi theo hướng đơn giản hóa; rút ngắn thời gian cấp phép nhập khẩu hóa chất bảng. Số TTHC của Cục đã được sửa đổi và cắt giảm từ 32 xuống còn 22 thuộc thẩm quyền giải quyết của Cục và từ 11 xuống còn 3 thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương. Tổng số TTHC thuộc thẩm quyền quản lý Cục hiện nay là 25 thủ tục, giảm 18 TTHC, tương đương 42%.
Ông Lưu Hoàng Ngọc cũng nhấn mạnh: Năm 2017, Cục tiến hành hợp tác song phương, đa phương về quản lý hóa chất thông qua các hình thức xây dựng dự án, đề án, biên bản ghi nhớ hợp tác với GEF/UNIDO, UNDP/SAICM, KEMI, JICA, CBRN, nhằm tiếp cận ngày càng nhiều những phương pháp quản lý tối ưu đối với hóa chất của các nước trong khu vực và trên thế giới, cụ thể: Công ước Cấm vũ khí hóa học; Công ước Minamata về thủy ngân: trình Chính phủ phê duyệt Công ước và tham gia Hội nghị Các quốc gia thành viên lần thứ nhất của Công ước; Công ước Rotterdam thực hiện xác nhận thông báo trước khi xuất khẩu/nhập khẩu của các hóa chất thuộc Công ước; Dự án “Tăng cường năng lực quản lý hóa chất tại Việt Nam”: hoàn thiện danh mục hóa chất hiện có (existing chemical list) của Việt Nam, xây dựng cơ sở dữ liệu hóa chất ở mức cơ sở (basic design)…
Về nhiệm vụ năm 2018, ông Nguyễn Văn Thanh- Cục trưởng Cục Hóa chất - phân tích, Cục sẽ tập trung cho những mục tiêu quan trọng như: Tiếp tục tham gia triển khai thực hiện đề án tháo gỡ khó khăn cho các dự án khó khăn, kém hiệu quả; đề xuất xây dựng Nghị định xử phạt trong lĩnh vực hóa chất; văn bản pháp luật thực hiện Công ước Minamata. “Đặc biệt, triển khai thực hiện Hệ thống một cửa quốc gia và dịch vụ công trực tuyến theo kế hoạch của Bộ Công Thương và triển khai công tác rà soát, đánh giá chuẩn bị cho việc tổng kết 10 năm thực hiện Luật Hóa chất” - ông Thanh nhấn mạnh.
Phát biểu chỉ đạo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải ghi nhận công tác hợp tác quốc tế của Cục Hóa chất thời gian qua cũng như những ý kiến thẳng thắn của các cán bộ, công chức, viên chức Cục Hóa chất phát biểu tại Hội nghị, nhằm xây dựng Cục Hóa chất trở thành đơn vị vững mạnh. Thứ trưởng đánh giá, năm 2017, Cục Hóa chất đã cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ nhiệm được giao. Bộ Công Thương đã cắt giảm 675 thủ tục điều kiện đầu tư, kinh doanh (tương đương 55%), trong đó có đóng góp không nhỏ của Cục Hóa chất. Với việc chính thức thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu qua Cổng Thông tin một cửa quốc gia đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.
Thứ trưởng cũng lưu ý, Cục Hóa chất cần tổ chức tốt việc tuyên truyền, tập huấn cho cán bộ, công chức và các tổ chức liên quan về lợi ích của Hệ thống đem lại. Bên cạnh đó kịp thời phát hiện để cải tiến, nâng cấp hệ thống, đảm bảo ngày càng hoàn thiện, đơn giản hơn cho doanh nghiệp và hữu ích hơn cho các cơ quan quản lý.
"Nhiệm vụ trọng tâm của năm 2018 của Cục Hóa chất là tiếp tục theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết tháo gỡ các vấn đề liên quan đến sản xuất kinh doanh, đầu tư của 4 dự án kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương (Dự án Đạm Ninh Bình, Dự án Đạm Hà Bắc, Dự án DAP Vinachem, Dự án DAP số 2). Năm nay bổ sung thêm dự án muối mỏ Kali tại Lào của Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam, như vậy Bộ Công Thương và Cục Hóa chất sẽ mất nhiều thời gian đưa ra các giải pháp xử lý đối với những vấn đề cụ thể phát sinh, nhưng đây là việc phải làm quyết liệt trong thời gian tới” - Thứ trưởng nhận định.
- Hội nghị về đánh giá sự cần thiết và các bài học kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất trong quản lý an toàn và an ninh hóa chất - 13/04/2018
- Tháo gỡ vướng mắc trong xuất, nhập khẩu hóa chất - 08/12/2017
- Thông báo và tài liệu hướng dẫn lập tài khoản và chữ ký số tại Cổng thông tin một cửa quốc gia - 17/11/2017
- Doanh nghiệp hóa chất hưởng lợi từ cải cách thủ tục hành chính - 13/11/2017
- Quản lý chặt sản xuất, kinh doanh hóa chất - 23/10/2017






- Quyết định về việc công bố thủ tục hành chính bị hủy bỏ, bãi bỏ trong lĩnh vực ...
- Quyết định về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính bị ...
- Thông tư quy định mức thu. chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt ...
- Quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và Nghị ...
- Quy đinh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa Chất
- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hóa chất
- Nghị định về nhãn hàng hóa
- Nghị định về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59⁄2015⁄NĐ-CP ngày 18 tháng 6 ...
- Thông báo số 26⁄TB-CHC về việc nộp phí và lệ phí theo thông tư số 170⁄2016⁄TT-BCT
- Phê duyệt phương án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý ...
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ CỤC HÓA CHẤT, BỘ CÔNG THƯƠNG
21 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Người chịu trách nhiệm: Phạm Quang Hiền - Chánh Văn phòng Cục
Điện thoại: 02462 874 499 Fax: 02422205038 Email: HienPQ@moit.gov.vn Website:cuchoachat.gov.vn