TP. Hồ Chí Minh: Phổ biến Nghị định số 33/2024/NĐ-CP về cấm vũ khí hoá học ở phía Nam

Nghị định số 33/2024/NĐ-CP quy định về thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học có nhiều thay đổi so với Nghị định cũ.
Ngày 17/4/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Hoá chất (Bộ Công Thương) đã tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 33/2024/NĐ-CP ngày 27/3/2024 của Chính phủ quy định về thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học.
Tham dự hội nghị có lãnh đạo Cục Hoá chất, đại diện các Sở Công Thương khu vực miền Trung, miền Nam và nhiều doanh nghiệp có liên quan.

        Quang cảnh Hội nghị phổ biến Nghị định số 33/2024/NĐ-CP ngày 27/3/2024 của Chính phủ tại TP. Hồ Chí Minh
Phát biểu khai mạc, ông Phùng Mạnh Ngọc, Cục trưởng Cục Hoá chất cho biết, Việt Nam tham gia Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học từ năm 1993, đến năm 1998 thì được phê chuẩn. Sau đó, đến ngày 14/6/2002, Cơ quan quốc gia thực hiện Công ước này được thành lập.
Đến ngày 6/5/2014, Nghị định 38/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học được ban hành. Nghị định 38 ra đời đã kịp thời thể chế hoá các chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc quản lý các chất DOC, DOC-PSF. Góp phần vào thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của Việt Nam trong phổ biến Công ước chống phổ biến vũ khí hàng loạt.
“Tuy nhiên, trải qua 10 năm, việc tham gia các hiệp ước, hiệp định, cùng với đó là tình hình xã hội, kinh tế hiện tại đã làm cho Nghị định 38 bộc lộ nhiều yếu tố bất cập, hạn chế, nhiều điểm không còn phù hợp cần được sửa đổi. Chính vì thế mà Bộ Công Thương là đơn vị chủ trì đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 33/2024/NĐ-CP ngày 27/3/2024 có hiệu lực bắt đầu từ ngày 19/5/2024, để thay thế Nghị định 38”, Cục trưởng Cục Hoá chất Phùng Mạnh Ngọc cho biết.

                                       Ông Phùng Mạnh Ngọc, Cục trưởng Cục Hoá chất (Bộ Công Thương)
Trình bày tại Hội nghị, ông Lê Việt Thắng, Phó Chánh Văn phòng Cục Hoá chất cho biết, mục đích của Nghị định mới này nhằm nội luật hóa Công ước cấm vũ khí hóa học, đảm bảo sự phù hợp giữa các quy định của Công ước với hệ thống pháp luật hiện hành tại Việt Nam; vừa đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội, vừa đạt được mục tiêu đã cam kết.
Cùng với đó, thực thi đầy đủ trách nhiệm của Quốc gia thành viên mà Việt Nam đã cam kết khi ký và phê chuẩn Công ước Cấm vũ khí hóa học. Ngoài ra, việc xây dựng Nghị định 33 thay thế Nghị định 38 nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế đã nêu.
Phó Chánh Văn phòng Cục Hoá chất cũng đã trình bày những nội dung trong Nghị định số 33. Đồng thời, chỉ rõ những nội dung thay đổi của Nghị định này so với Nghị định 38.
Trong đó, có thay đổi với điều khoản liên quan đến: Sản xuất hóa chất Bảng; sản xuất hóa chất DOC, DOC-PSF; kinh doanh hóa chất Bảng; tàng trữ, sử dụng hóa chất Bảng; xuất nhập khẩu hóa chất Bảng; khai báo hóa chất Bảng, hóa chất DOC, DOC-PS; thanh sát, thanh tra, kiểm tra cơ sở hóa chất Bảng, hóa chất DOC, DOC-PSF.
Cùng với đó là những thay đổi về điều khoản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan quốc gia Việt Nam; nội luật hóa Danh mục hóa chất Bảng và danh sách các quốc gia thành viên theo quy định của Công ước; điều khoản Phòng, chống phổ biến vũ khí hoá học; điều khoản Trách nhiệm của một số Bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện Nghị định.

                                 Đại diện doanh nghiệp đặt câu hỏi cho Cục Hoá chất xung quanh Nghị định 33
Cũng tại Hội nghị, Cục Hoá chất cũng đã trả lời một số câu hỏi của đại diện các Sở Công Thương các địa phương miền Trung, miền Nam, cùng một số các doanh nghiệp xung quanh Nghị định số 33/2024/NĐ-CP.

Nguồn: Tạp chí Công Thương
Tin tức liên quan
Tiền chất thuốc nổ, Tiền chất ma túy và Tiền chất vũ khí hóa học được quản lý, kiểm soát như thế nào ?
Đăng ngày: 01/10/2024

Tiền chất thuốc nổ, Tiền chất ma túy và Tiền chất vũ khí hóa học được quản lý, kiểm soát như thế nào ?

Tiền chất thuốc nổ, Tiền chất ma túy và Tiền chất vũ khí hóa học được quản lý, kiểm soát như thế nào ?

Ngành hóa chất kỳ vọng động lực phát triển từ các dự án mới
Đăng ngày: 01/10/2024

Ngành hóa chất kỳ vọng động lực phát triển từ các dự án mới

Với hàng loạt dự án lớn sắp đi vào hoạt động, ngành hóa chất kỳ vọng sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ thời gian tới, nâng cao vị thế của mình theo hướng bền vững, góp phần ổn định nguồn cung nguyên liệu cho chuỗi giá trị nội địa.

Công nghiệp hoá chất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia
Đăng ngày: 25/09/2024

Công nghiệp hoá chất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia

Công nghiệp hoá chất là một trong những ngành công nghiệp nền tảng, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước.

Quản lý, kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng nhằm đảm bảo việc thực thi Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học
Đăng ngày: 17/09/2024

Quản lý, kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng nhằm đảm bảo việc thực thi Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học

Quản lý, kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng nhằm đảm bảo việc thực thi Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao quá trình chuẩn bị dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)
Đăng ngày: 13/09/2024

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao quá trình chuẩn bị dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Thực hiện chương trình phiên họp thứ 37, sáng 12/9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi): Sẽ giảm 5 nhóm thủ tục hành chính so với hiện nay
Đăng ngày: 12/09/2024

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi): Sẽ giảm 5 nhóm thủ tục hành chính so với hiện nay

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) bám sát 4 chính sách đã được Chính phủ trình Quốc hội, không bổ sung chính sách mới; đồng thời số TTHC trong lĩnh vực hóa chất sẽ giảm đi 5 nhóm so với hiện nay.

X

Đăng ký nhận thông tin

Ô có dấu * cần điền đầy đủ thông tin
Top