Từ năm 2005 tới nay, Thủ tướng Chính phủ đã có 2 lần phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam. Sau thời gian thực hiện, các định hướng phát triển ngành ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam, tuy chưa đạt được đầy đủ các mục tiêu đề ra nhưng cũng đã có bước phát triển mạnh mẽ.
Một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội được đặt ra trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII là phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng như công nghiệp năng lượng, cơ khí chế tạo, luyện kim, hóa chất, phân bón, vật liệu. Đây là căn cứ quan trọng để đề xuất, xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy ngành công nghiệp hóa chất phát triển. Hóa chất đồng hành, hỗ trợ quá trình công nghiệp hoá
Ủy ban hợp tác Kinh tế - Công nghiệp ASEAN – Nhật Bản (AMEICC) được thành lập từ năm 1998 với mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh của ASEAN, tăng cường hợp tác công nghiệp và hỗ trợ hợp tác phát triển giữa Nhật Bản và các nước thành viên ASEAN. Nhóm công tác về Công nghiệp hóa chất (AMEICC WG CI) là một trong những lĩnh vực ưu tiên hợp tác trong AMEICC nhằm tạo ra nền tảng đối thoại giữa các cơ quan chính phủ và ngành công nghiệp hóa chất để thúc đẩy tự do hóa thương mại. Từ năm 1998 đến năm 2020, AMEICC WG CI đã có 25 kỳ họp và được tổ chức luân phiên giữa các quốc gia ASEAN. Trong đó, Việt Nam là nước chủ nhà của AMEICC WG CI vào các năm 2001, 2008 và 2014. Năm 2021, do tình hình dịch bệnh Covid-19, Kỳ họp lần thứ 26 của Nhóm công tác về Công nghiệp hóa chất Ủy ban hợp tác Kinh tế - Công nghiệp ASEAN – Nhật Bản tiếp tục được tổ chức dưới hình thức trực tuyến. Tham gia kỳ họp lần này có hơn 80 đại biểu đại diện cho Chính phủ và ngành công nghiệp hoá chất của Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á. Ông Nguyễn Xuân Sinh, Phó Cục trưởng Cục Hoá chất, Bộ Công Thương Việt Nam và Bà Asako Kobayashi, Giám đốc đối ngoại, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương Nhật Bản đồng chủ trì Hội nghị
Qua 13 năm thi hành, Luật Hóa chất 2007 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1⁄7⁄2008) đã góp phần quan trọng, tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động hóa chất. Tuy nhiên, Luật Hóa chất cũng bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc cần được sửa đổi, bổ sung nhằm năng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hóa chất, hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Mới đây, Bộ Công Thương đã có Công văn số 2850⁄BCT-HC gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, sử dụng tiền chất công nghiệp và hóa chất N2O ("bóng cười") về việc kiểm soát chặt hàng hóa này. Nitrous oxide - “bóng cười” nguy hiểm như thế nào?
Bước chân vào nghề báo, đối với mỗi chuyến đi công tác là một sự trải nghiệm thực tế của cuộc sống, không chỉ giúp phóng viên “lớn lên” mà còn thay đổi cả một cách nhìn nhận mới mẻ...Trong nhiều chuyến công tác về địa phương, tôi nhận thấy đa số các địa phương “trải thảm đỏ” chào đón các nhà đầu tư, nhưng có một nghịch lý đối với đầu tư ngành hóa chất thì cương quyết “lắc đầu” cho rằng hủy hoại môi trường. Điều này khiến người làm báo như tôi trăn trở và muốn tìm câu trả lời. Nản lòng các nhà đầu tư có thiện ý
Ngày 2⁄6, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì buổi làm việc với Cục Hoá chất và các đơn vị liên quan về việc tạo điều kiện, thúc đẩy phát triển công nghiệp hoá chất, tạo dư địa tăng trưởng bền vững cho những năm tiếp theo. Còn nhiều dư địa phát triển ngành hóa chất
Là cơ quan đầu mối tham mưu quản lý nhà nước trong hoạt động hóa chất, và là cơ quan đầu mối tham mưu đề xuất chính sách phát triển công nghiệp hoá chất, trong suốt hơn 10 năm thành lập đến nay, đồng hành cùng sự phát triển của ngành Công Thương nói chung và ngành công nghiệp hóa chất nói riêng, Cục Hóa chất đã tập trung xây dựng, bổ sung hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quản lý hoạt động hoá chất, từng bước đề xuất chính sách phù hợp góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa chất theo hướng phát triển bền vững, thân thiện.
Trong suốt chiều dài phát triển, ngành công nghiệp hóa chất đã khẳng định rõ nét là ngành kinh tế trọng điểm, đóng vai trò quan trọng đối với ngành công nghiệp Việt Nam thể hiện qua nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu hóa chất ngày càng tăng cùng với tốc độ tăng trưởng sản xuất hóa chất hàng năm là 15%. Có được kết quả này phải kể đến vai trò của Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) trong công tác quản lý hóa chất, góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa chất của đất nước.
Luật thuế 71⁄2014⁄QH13 (Luật thuế 71), có hiệu lực từ năm 2015. Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện, Luật thuế 71 đã nảy sinh khá nhiều bất cập, đặc biệt liên quan đến lĩnh vực phân bón. Báo Công Thương đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Thanh - Cục trưởng Cục Hóa chất - (Bộ Công Thương) - xung quanh vấn đề này.
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng tại lễ giao nhận lô hàng Cloramin B đầu tiên khoảng 50 tấn cho Bộ Y tế đưa vào kho dự trữ Quốc gia phục vụ phòng chống dịch Covid của Tập đoàn Hóa chất Đức Giang diễn ra ngày 13⁄1⁄2021, tại Hưng Yên.
Mới đây, Sở Công Thương Bắc Ninh phối hợp với Trung tâm ứng phó sự cố và an toàn hóa chất- Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) tổ chức diễn tập ứng phó sự cố hoá chất tại Công ty TNHH ViTop Chemical (Khu công nghiệp Yên Phong). Tuân thủ ứng phó sự cố hóa chất