Theo Bộ Công Thương, Nghị định số 38/2014/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học (Công ước Cấm vũ khí hóa học) đã đạt được một số kết quả nhất định qua 8 năm thi hành. Bên cạnh các kết quả đạt được, còn một số tồn tại, hạn chế cần tiếp tục được chỉnh lý để hoàn thiện trong thời gian tới, cụ thể:
Hóa chất Bảng là hóa chất lưỡng dụng, là những hóa chất cơ bản (đặc biệt là hóa chất Bảng 3) không thể thiếu trong ngành công nghiệp hóa chất được sử dụng để làm phụ gia trong sản xuất xi măng, sản xuất một số loại mỹ phẩm, sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất các loại keo dán, dung dịch làm mát.
Tính lưỡng dụng của các loại hóa chất Bảng đang đặt ra những khó khăn nhất định trong công tác quản lý sao cho vừa phát triển kinh tế, xã hội, vừa quản lý theo đúng mục đích của Công ước Cấm vũ khí hóa học. Do đó, các quy định về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm vũ khí hóa học cần hoàn thiện để phù hợp với các quy định của Luật Hóa chất và phù hợp với Công ước.
Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, rà soát các quy định về xuất nhập khẩu hóa chất Bảng để chỉnh lý cho phù hợp hơn nhằm giảm bớt sự chênh lệch về số liệu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia trong việc cung cấp thông tin cho Tổ chức Cấm vũ khí hóa học.
Nghị định số 38/2014/NĐ-CP quy định quản lý hoạt động kinh doanh hóa chất Bảng thông qua chế độ báo cáo chưa thực sự mang lại hiệu quả. Thực tế, hoạt động kinh doanh hóa chất Bảng, chủ yếu là hóa chất Bảng 3 hiện đang diễn ra tràn lan, thiếu kiểm soát, dẫn đến các hệ lụy về an ninh, an toàn hóa chất, không thể kiểm soát việc "chuyển giao nội địa" hóa chất Bảng đến "người sử dụng cuối cùng" (end-user). Cần nghiên cứu, rà soát để sửa đổi, bổ sung các quy định về kinh doanh hóa chất Bảng theo hướng có điều kiện kinh doanh nhằm đưa các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động này đi vào nền nếp, đồng thời giúp cơ quan có thẩm quyền quản lý chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn.
Với các lý do nêu trên, việc xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 38/2014/NĐ-CP là cần thiết nhằm khắc phục một số hạn chế, tồn tại cả về mặt pháp lý và thực tiễn, giúp công tác quản lý nhà nước về các hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm vũ khí hóa học ngày càng hiệu quả, giúp Việt Nam tuân thủ và thực thi trách nhiệm của mình trong thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học.
Sửa đổi, bổ sung các quy định về sản xuất hóa chất Bảng
Dự thảo đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về sản xuất hóa chất Bảng: Cụ thể, quy định về an toàn trong sản xuất hóa chất Bảng theo hướng các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng phải đáp ứng các yêu cầu trong sản xuất, kinh doanh theo Luật Hóa chất và phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn Luật Hóa chất như xây dựng Kế hoạch, Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; phân loại, ghi nhãn và phiếu an toàn hóa chất; phiếu kiểm soát mua bán hóa chất độc; huấn luyện an toàn hóa chất; san chiết, đóng gói hóa chất Bảng; cung cấp thông tin và lưu trữ các thông tin hóa chất; vận chuyển hóa chất Bảng;
Quy định về điều kiện sản xuất hóa chất Bảng, gồm các điều kiện bảo đảm tương ứng như các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất tại Luật Hóa chất và điều kiện đặc thù về quy mô, mục đích sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng theo quy định của Công ước Cấm vũ khí hóa học.
Quy định bổ sung các điều kiện đặc thù cho hóa chất Bảng được quy định căn cứ trên các yêu cầu khai báo đối với từng cơ sở hóa chất theo các phần VI, VII, VIII của Phụ lục kiểm chứng của Công ước Cấm vũ khí hóa học. Nhóm điều kiện này mang tính chất đặc thù nhằm thể hiện rõ việc sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng theo đúng các mục đích không bị Công ước cấm với công suất và danh mục hóa chất được phép.
Nghiên cứu bổ sung các quy định về đánh giá điều kiện thực tế cơ sở sản xuất hóa chất Bảng. Sau khi được cấp giấy phép, tổ chức, cá nhân phải duy trì điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng và là đối tượng chịu sự kiểm tra đánh giá duy trì điều kiện được thực hiện định kỳ 36 tháng một lần.
Quy định cơ quan có thẩm quyền cấp phép là cơ quan cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép sản xuất hóa chất Bảng căn cứ trên hồ sơ do tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp.
Đối với xuất nhập khẩu hóa chất Bảng: Dự thảo nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính và tạo điều kiện thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu hóa chất Bảng đã được cấp Giấy phép xuất nhập khẩu sẽ không phải khai báo nhập khẩu hóa chất và việc cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng sẽ được thực hiện thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Nguồn: Tạp chí Công Thương
Hàng năm, trên thế giới xảy ra hàng nghìn vụ tai nạn lao động liên quan đến hóa chất, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, tính mạng con người và thiệt hại kinh tế.
Hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc và vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc bị xử lý như thế nào theo Bộ luật Hình sự?
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 08/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã trình bày tóm tắt Tờ trình về Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). Xin giới thiệu toàn văn phát biểu trình bày của Bộ trưởng ...
Cục Hóa chất phổ biến văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành liên quan đến quản lý về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm.
Sáng 28/10, tại Hà Nội, Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo giới thiệu Những điểm mới của Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) và chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040.
Cục Hóa chất phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm.