Những bài học từ diễn tập ứng phó sự cố hóa chất

Diễn tập ứng phó sự cố hoá chất giúp cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực hoá chất luôn chủ động với các tình huống có thể xảy ra trong hoạt động sản xất kinh doanh.

Thời gian qua, sự cố hóa chất từ cháy nổ, rò rì xảy ra ngày càng nhiều, đặc biệt tại cái tỉnh có lượng doanh nghiệp sản xuất, sử dụng, kinh doanh hóa chất tập trung đông như Bình Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh… Vì vậy, diễn tập ứng phó sự cố hoá chất giúp cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực hoá chất luôn chủ động với các tình huống có thể xảy ra trong hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Theo Cục Hóa chất (Bộ Công Thương), đối với các cơ sở hóa chất lớn đóng tại các địa phương, nếu xảy ra sự cố hóa chất là rất nguy hiểm. Cục Hóa chất khuyến khích các địa phương phối hợp triển khai diễn tập để cùng ứng phó với sự cố hóa chất. Đặc biệt, đối với các tỉnh có ngành công nghiệp hóa chất phát triển.

Diễn tập ứng phó sự cố hoá chất giúp cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực hoá chất luôn chủ động với các tình huống có thể xảy ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, công tác an toàn hoá chất tại đơn vị được nâng cao thêm một bậc, với công tác đánh giá rủi ro được thực hiện thường xuyên, các vật tư, trang thiết bị được chuẩn bị đầy đủ hơn, nhân sự tham gia ứng phó có kinh nghiệm tập luyện thường xuyên,… Từ đó, con người và tài sản doanh nghiệp luôn được đảm bảo. 

Theo ông Vương Thành Chung, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố và An toàn hóa chất, Cục Hóa chất – Bộ Công Thương, việc diễn tập ứng phó sự cố hoá chất sẽ nâng cao nhận thức, trách nhiệm, đồng thời kiểm tra năng lực phối hợp hành động giữa các cơ quan, đơn vị có chức năng với các công ty, nhà máy, doanh nghiệp trong công tác ứng phó với sự cố hóa chất diễn ra trên địa phương nơi mình sinh sống; Luôn sẵn sàng chủ động trước mọi tình huống sự cố xảy ra. Tuân thủ các quy định của nhà nước trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và ứng phó sự cố hóa chất nói riêng.

Ông Vương Thành Chung (ngoài cùng bên trái), Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố và An toàn hóa chất, Cục Hóa chất – Bộ Công Thương
 

Cũng theo ông Chung, qua công tác tổ chúc diễn tập đã rút ra kinh nghiệm về công tác khắc phục, phối hợp, điều hành của các ban ngành có liên quan, từ đó đưa ra được giải pháp tổ chức, khắc phục, phòng chống hiệu quả.

Mặt khác, để nâng cao chất lượng, số lượng công tác diễn tập ứng phó sự cố hóa chất đòi hỏi sự phối hợp các bên.

Về vấn đề này, ông Vương Thành Chung, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố và An toàn hóa chất cho biết:

Trước hết, để có một cuộc diễn tập ứng phó sự cố hóa chất có chất lượng cao, tạo tiền đề cho các cuộc diễn tập tiếp theo cần có một kịch bản diễn tập chất lượng, thể hiện được mức độ nguy hiểm của sự cố hóa chất và làm nổi bật được nhiệm vụ, hành động của từng đơn vị tham gia. Qua đó, các đơn vị tham gia diễn tập sẽ đúc kết và ghi nhận được những công việc cần phải thực hiện khi xảy ra sự cố.

Vì vậy, bước đầu tiên các cơ quan chức năng cần phải phối hợp với các bên đơn vị tư vấn có năng lực, kinh nghiệm trong công tác xây dựng kịch bản, tổ chức diễn tập ứng phó sự cố hóa chất (trung tâm UPSCHC và ATHC,…) để xây dựng kịch bản một cách hoàn chỉnh và có chiều sâu nhất.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng cần chủ động khi phối hợp với nhau trong quá trình tập luyện, hợp luyện trước và trong diễn tập. Cùng đưa ra những góp ý, nhận xét dưới góc nhìn của mỗi đơn vị để hoàn thiện, sửa đổi những điểm chưa hợp lý, góp phần tạo nên thành công của buổi diễn tập.

Tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp đứng ra làm địa điểm, hỗ trợ nhân lực, dụng cụ, trang thiết bị để thực hiện công tác diễn tập ứng phó sự cố hóa chất.

Chú trọng và đẩy mạnh hơn công tác truyền thông mỗi khi tổ chức diễn tập để các tỉnh, thành, doanh nghiệp trên khắp cả nước thấy được tầm quan trọng cũng như mục đích, ý nghĩa của công tác này. Từ đó, sẽ có thêm nhiều buổi diễn tập ứng phó sự cố khác ở mọi miền tổ quốc.

Những quy định pháp luật với công tác diễn tập ứng phó sự cố hóa chất

Điểm c khoản 8 điều 20 Nghị định 113/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 10 năm 2017:

Hàng năm, các cơ sở hóa chất phải tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố hóa chất đã được xây dựng trong Kế hoạch với sự chứng kiến của đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành trung ương hoặc địa phương.

Chỉ thị số 09/CT-BCT về việc xây dựng và tăng cường thực hiện Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh.

Quyết định 26/2018/QĐ-TTg ngày 1/7/2018 ban hành quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc

Điều 39 Quyết định 26/2016/QĐ-TTg quy định:

Cơ sở hóa chất độc có trách nhiệm:

 Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch/Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định của Luật hóa chất, sẵn sàng tham gia vào hoạt động chung ứng phó sự cố hóa chất độc theo sự điều động, chỉ huy thống nhất của các cơ quan có thẩm quyền.

Hàng năm phải có kế hoạch tổ chức tập huấn hoặc cử cán bộ, nhân viên trực tiếp tham gia ứng phó đi tập huấn để nâng cao kỹ năng ứng phó. Định kỳ tối thiểu 6 tháng một lần phải triển khai thực hành huấn luyện ứng phó sự cố hóa chất độc tại hiện trường.



Nguồn: Tạp chí Công Thương điện tử

Tin tức liên quan
Mở không gian phát triển tối đa cho ngành công nghiệp hóa chất
Đăng ngày: 01/04/2025

Mở không gian phát triển tối đa cho ngành công nghiệp hóa chất

Cần xây dựng chính sách hướng đến việc tạo điều kiện để mở không gian phát triển tối đa cho ngành công nghiệp hóa chất tương xứng với tiềm năng và vai trò vốn có, mà trong đó chủ thể thụ hưởng chính là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hóa chất.

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HÓA DƯỢC ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045: VAI TRÒ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG VÀ NHỮNG THÁCH THỨC CẦN GIẢI QUYẾT
Đăng ngày: 19/03/2025

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HÓA DƯỢC ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045: VAI TRÒ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG VÀ NHỮNG THÁCH THỨC CẦN GIẢI QUYẾT

Tại Quyết định số 270/QĐ-TTg ngày 13/2/2025, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực tự chủ nguyên liệu, thúc đẩy phát triển ngành dược phẩm trong nước.

Tháo gỡ điểm nghẽn, khó khăn trong quản lý hóa chất gắn với thể chế hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW
Đăng ngày: 14/03/2025

Tháo gỡ điểm nghẽn, khó khăn trong quản lý hóa chất gắn với thể chế hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tại Hội thảo góp ý đối với dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) diễn ra sáng 14/3, nhiều ĐBQH, doanh nghiệp, hiệp hội cho rằng, cần chú trọng tháo gỡ điểm nghẽn, khó khăn trong quản lý hóa chất gắn với thể chế hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ mới năm 2025 thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương
Đăng ngày: 31/12/2024

Quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ mới năm 2025 thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương

Ngày 07 tháng 11 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Thông tư số 23/2024/TT-BCT quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.

Quy định mới về Danh mục hàng hóa nguy hiểm, Phân loại hàng hoá nguy hiểm và thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
Đăng ngày: 30/12/2024

Quy định mới về Danh mục hàng hóa nguy hiểm, Phân loại hàng hoá nguy hiểm và thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Ngày 18/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 161/2024/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.

Nghị định quy định về Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
Đăng ngày: 30/12/2024

Nghị định quy định về Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Ngày 18/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 161/2024/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ.

X

Đăng ký nhận thông tin

Ô có dấu * cần điền đầy đủ thông tin
Top