Đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm chủ trì buổi lễ. Cùng dự có Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Công an; ngài Shin Umezu, Trưởng phòng Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam; các đại biểu cơ quan thực thi pháp luật và phòng, chống ma túy các nước tại Việt Nam gồm: Lào, Campuchia, Thái Lan; các đồng chí đại diện UBND TP Hà Nội, UBND các tỉnh.
Phát biểu tại buổi lễ, Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, trong những năm qua, do tác động trực tiếp của tình hình tội phạm ma túy ở khu vực và trên thế giới, đặc biệt là khu vực “Tam giác vàng”, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy ở Việt Nam diễn biến rất phức tạp, nhất là trên các tuyến, địa bàn trọng điểm. Phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm ma túy ngày càng tinh vi, nhất là gia tăng sử dụng công nghệ cao, mạng xã hội và các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để thực hiện hành vi phạm tội.
Đáng chú ý, tội phạm ma túy hoạt động xuyên quốc gia có dấu hiệu phức tạp trở lại sau thời gian thực hiện giãn cách xã hội do dịch Covid-19. Tình hình người nghiện ma túy, sử dụng trái phép chất ma túy cũng diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương trên cả nước. Đây là “nguồn cầu” tiêu thụ ma túy rất lớn và có xu hướng gia tăng qua từng năm, là nguy cơ tiềm ẩn gây mất an ninh trật tự, bức xúc trong nhân dân.
Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc cũng nhấn mạnh đến việc quán triệt ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về “công tác phòng, chống ma túy phải kiên quyết cả 2 mũi đầu cung và đầu cầu”, cùng với tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện, quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy, quản lý sau cai để góp phần từng bước giải quyết “nguồn cầu” ma túy.
Phát biểu tại buổi Lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ghi nhận, biểu dương Bộ Công an, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành, đoàn thể, người dân và gửi lời cám ơn tới các tổ chức quốc tế, các quốc gia bạn đã cùng với Việt Nam và thế giới kiểm soát mức độ nhất định tệ nạn ma tuý.
Phó Thủ tướng đánh giá các lực lượng phòng, chống ma tuý, các bộ, ngành, địa phương, người dân đã nỗ lực phấn đấu để Việt Nam không trở thành điểm trung chuyển. Mặc dù cả nước có khoảng 270.000 người nghiện ma tuý, nhưng tỷ lệ người nghiện trên 100 người dân ở Việt Nam chỉ bằng 1/3 mức trung bình của khu vực Đông Nam Á.
Tại buổi lễ, Trưởng phòng Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam - Ngài Shin Umezu nhấn mạnh, Liên Hợp Quốc luôn cam kết chăm sóc và hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng bởi ma túy bất hợp pháp trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần thúc đẩy các chương trình hỗ trợ kỹ năng gia đình và trợ giúp tâm lý xã hội để ngăn chặn các hành vi ứng phó tiêu cực xảy ra như sử dụng chất gây nghiện ở trẻ em và thanh thiếu niên, cũng như cải thiện khả năng tiếp cận với các loại thuốc trong danh mục kiểm soát trong điều trị các vấn đề về sức khỏe.
Với chủ đề “Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy và quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy - Vì một cộng đồng khỏe mạnh và an toàn” Tháng hành động phòng, chống ma túy năm nay sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ đến với mỗi cơ quan, tổ chức và người dân trong cả nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp để phấn đấu đạt mục tiêu kiềm chế, từng bước giảm số người nghiện trên phạm vi toàn quốc; đồng thời không để phát sinh người nghiện mới.
Nguồn: Truyền hình Công an nhân dân
Cần xây dựng chính sách hướng đến việc tạo điều kiện để mở không gian phát triển tối đa cho ngành công nghiệp hóa chất tương xứng với tiềm năng và vai trò vốn có, mà trong đó chủ thể thụ hưởng chính là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hóa chất.
Tại Quyết định số 270/QĐ-TTg ngày 13/2/2025, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực tự chủ nguyên liệu, thúc đẩy phát triển ngành dược phẩm trong nước.
Tại Hội thảo góp ý đối với dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) diễn ra sáng 14/3, nhiều ĐBQH, doanh nghiệp, hiệp hội cho rằng, cần chú trọng tháo gỡ điểm nghẽn, khó khăn trong quản lý hóa chất gắn với thể chế hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Ngày 07 tháng 11 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Thông tư số 23/2024/TT-BCT quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.
Ngày 18/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 161/2024/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.
Ngày 18/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 161/2024/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ.