Ngày 07 tháng 11 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Thông tư số 23/2024/TT-BCT quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.
I. Thông tư số 23/2024/TT-BCT quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.
Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương, bao gồm: Danh mục vật liệu nổ công nghiệp, Danh mục tiền chất thuốc nổ được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam; thẩm quyền cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; cơ quan quản lý có thẩm quyền ban hành văn bản đề nghị cấp giấy phép dịch vụ nổ mìn trên thềm lục địa hoặc có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hồ sơ, thủ tục đăng ký mới, đăng ký bổ sung để nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm, đánh giá và công nhận kết quả đăng ký sản phẩm vật liệu nổ trong giai đoạn nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm, sản xuất hoặc lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam vào Danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam; đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, xây dựng phương án nổ mìn, hộ chiếu nổ mìn, kế hoạch ứng cứu khẩn cấp và chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất trong quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; xây dựng, quản lý, cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu về vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương; mẫu giấy đề nghị, giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; mẫu thông báo sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, thông báo thực hiện hoạt động dịch vụ nổ mìn.
Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân liên quan đến quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ ở Việt Nam.
Danh mục vật liệu nổ công nghiệp và Danh mục tiền chất thuốc nổ được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng ở Việt Nam
1. Danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng ở Việt Nam (sau đây viết tắt là Danh mục vật liệu nổ công nghiệp), bao gồm:
a) Thuốc nổ công nghiệp, phụ kiện nổ công nghiệp, thuốc nổ mạnh quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Vật liệu nổ công nghiệp phục vụ thăm dò, khai thác dầu khí được thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
c) Vật liệu nổ công nghiệp đã được công nhận kết quả đăng ký theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
Thẩm quyền cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ và ban hành văn bản đề nghị cấp giấy phép dịch vụ nổ mìn
1. Bộ Công Thương cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh giấy phép dịch vụ nổ mìn trên thềm lục địa hoặc dịch vụ nổ mìn có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Thẩm quyền của Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp
a) Cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;
b) Cấp, cấp lại giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp;
c) Cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cho tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp hoặc có giấy phép hoạt động khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, trừ tổ chức, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và tổ chức, doanh nghiệp có giấy phép hoạt động khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp để khai thác đá ốp lát, bột đá carbonat canxi;
d) Cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh giấy phép dịch vụ nổ mìn tại địa phương có phạm vi hoạt động giới hạn trong địa bàn đất liền của 01 (một) tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương;
đ) Ban hành văn bản đề nghị cấp giấy phép dịch vụ nổ mìn trên thềm lục địa hoặc có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Thẩm quyền của Cục Hóa chất
a) Cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ;
b) Cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp;
c) Cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ.
4. Thẩm quyền của Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Sở Công Thương)
a) Cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cho các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ trên địa bàn quản lý, trừ các tổ chức quy định tại điểm c khoản 2 Điều này và các tổ chức thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng;
b) Cấp, cấp điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất tiền chất thuốc nổ.
Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Theo Điều 2 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 29 tháng 6 năm 2024.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
“7. Vật liệu nổ là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ, bao gồm:
a) Thuốc nổ là hóa chất hoặc hỗn hợp chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của xung kích thích;
b) Phụ kiện nổ là kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo xung kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ.
9. Vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích kinh tế, dân sự thuộc danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành.
10. Tiền chất thuốc nổ là hóa chất nguy hiểm, trực tiếp dùng để sản xuất thuốc nổ thuộc danh mục tiền chất thuốc nổ được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành.”
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 07 tháng 11 năm 2024, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 23/2024/TT-BCT quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương. Dưới đây là một số nội dung đáng chú ý:
1. Bộ Công Thương có thẩm quyền cấp giấy phép dịch vụ nổ mìn, cụ thể:
Cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh giấy phép dịch vụ nổ mìn trên thềm lục địa hoặc dịch vụ nổ mìn trên hoàn lãnh thổ Việt Nam.
2. Hồ sơ đăng ký mới để nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm sản phẩm vật liệu nổ gồm:
Văn bản đăng ký nhiệm vụ;
Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản về đăng ký nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
Thuyết minh nhiệm vụ;
Hồ sơ chứng minh việc đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 34 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
3. Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp thực hiện báo cáo định kỳ đến:
Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp:
- Báo cáo sáu tháng: trước ngày 20/06;
- Báo cáo năm: 20/12.
Sở Công Thương:
- Báo cáo sáu tháng: trước ngày 18/06;
- Báo cáo năm: trường ngày: 18/12.
Thông tư số 23/2024/TT-BCT của Bộ Công Thương có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Xem chi tiết Thông tư 23/2024/TT-BCT