Diễn đàn khu vực về quản lý hóa chất (The Regional Chemicals Management Forum) là hoạt động hợp tác thường niên giữa các nước khu vực Đông Nam Á (Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan) và Thụy Điển. Mục tiêu của Diễn đàn là xây dựng mạng lưới hợp tác, đào tạo và nâng cao năng lực về quản lý hóa chất cho các nước Đông Nam Á. Diễn đàn được tổ chức luân phiên từ năm 2007 và kết thúc vào năm 2018.
Hội nghị tổng kết 10 năm hoạt động của Diễn là cơ hội quan trọng để các quốc gia trong khu vực chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và đánh giá kết quả hợp tác về quản lý hóa chất giai đoạn 2007 - 2018 và đề xuất các phương hướng hợp tác trong tương lai, hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững. Tham gia Hội nghị tổng kết của Diễn đàn có khoảng 100 đại biểu đến từ các quốc gia ASEAN, tổ chức Liên hợp quốc, nhà tài trợ, các Tổ chức phi Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp.
Tại Hội nghị, đại diện Cục Hóa chất Thụy Điển đã có báo cáo đánh giá, tổng kết các thành tựu của Diễn đàn trong hơn 10 năm tổ chức, trong đó nhấn mạnh, thông qua các hoạt động hợp tác này, 03 quốc gia trong khu vực đã xây dựng hoặc hoàn thiện Luật Hóa chất bao gồm Việt Nam, Lào và Thái Lan. Ngoài ra, các nước trong khu vực còn được tăng cường năng lực về quản lý hóa chất thông qua các buổi hội thảo, tập huấn, đặc biệt về Phân loại, ghi nhãn hóa chất theo Hệ thống hài hòa toàn cầu GHS, quản lý hóa chất trong sản phẩm, sử dụng an toàn hóa chất bao gồm cả các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học và tăng cường năng lực thực thi các công ước quốc tế về hóa chất – môi trường (Basel - Rotterdam - Stockholm và Minamata).
Việt Nam là một trong các quốc gia sáng lập, được đánh giá có đóng góp đáng kể vào hoạt động và thành công của Diễn đàn. Sáng kiến của Việt Nam tại Hội nghị tổng kết về hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về quản lý hóa chất, hướng tới việc hài hòa hóa các quy định quản lý hóa chất tại các quốc gia trong khu vực vào một hệ thống chung như tại Châu Âu, nhằm hỗ trợ tối đa cho công động doanh nghiệp, tăng cường thúc đẩy giao thương hàng hóa đã nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các đại biểu. Sáng kiến này được coi là một trong các ưu tiên tại giai đoạn tiếp theo của Diễn đàn, dự kiến từ năm 2019 - 2023./.
Cần xây dựng chính sách hướng đến việc tạo điều kiện để mở không gian phát triển tối đa cho ngành công nghiệp hóa chất tương xứng với tiềm năng và vai trò vốn có, mà trong đó chủ thể thụ hưởng chính là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hóa chất.
Tại Quyết định số 270/QĐ-TTg ngày 13/2/2025, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực tự chủ nguyên liệu, thúc đẩy phát triển ngành dược phẩm trong nước.
Tại Hội thảo góp ý đối với dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) diễn ra sáng 14/3, nhiều ĐBQH, doanh nghiệp, hiệp hội cho rằng, cần chú trọng tháo gỡ điểm nghẽn, khó khăn trong quản lý hóa chất gắn với thể chế hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Ngày 07 tháng 11 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Thông tư số 23/2024/TT-BCT quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.
Ngày 18/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 161/2024/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.
Ngày 18/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 161/2024/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ.