Cùng tham dự buổi làm việc, về phía Việt Nam còn có Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) Nguyễn Văn Thanh và đại diện đến từ Văn phòng Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ ngoại giao.
Cơ quan quốc gia Việt Nam thực hiện Công ước cấm vũ khí hóa học (VKHH) được thành lập theo Quyết định số 76/2002/QĐ -TTg ngày 14 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, Giám đốc VNA là Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải. Văn phòng thường trực VNA đặt tại Cục Hóa chất (Đầu mối liên hệ là Cục trưởng Cục Hóa chất Nguyễn Văn Thanh). Cơ cấu tổ chức VNA gồm đại diện Văn phòng Chính phủ và các Bộ: Công Thương, Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Tư pháp, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chia sẻ, Việt Nam là đất nước phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh để bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước. Đến nay, trong thời bình, Việt Nam cũng là nước tham gia hội nhập quốc tế sâu và rộng. Việt Nam cũng là nước nhất quán thực thi các cam kết quốc tế trong đó có cam kết cấm VKHH. Thứ trưởng cho biết, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản để luật hóa các cam kết cấm VKHH.
Ngài Ahmet Üzümcü, Tổng giám đốc Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Công ước cấm vũ khí hóa học đánh giá cao Việt Nam là thành viên tích cực tham gia hưởng ứng phản đối VKHH thời gian qua. Ngài Ahmet Üzümcü cũng ghi nhận sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực hóa chất, hóa học của Việt Nam luôn chủ động tham gia các khóa tập huấn nâng cao năng lực, trình độ do OPCW tổ chức, vì mục tiêu hòa bình. Tổng giám đốc OPCW hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì sự tích cực của mình trong thời gian tới.
Cho đến nay, OPCW đã tài trợ cho Việt Nam (Bộ Tư lệnh Hóa học) máy phân tích sắc ký khí khối phổ (GCMS) và hỗ trợ hơn 150 lượt cán bộ đến từ các Bộ/ngành, Viện nghiên cứu, Trường đại học… tham dự các khóa đào tạo, các hội nghị, hội thảo do OPCW tổ chức. OPCW cũng đã phối hợp với VNA tổ chức 07 hội nghị tại Việt Nam vào các năm 1999, 2000, 2004, 2006, 2009, 2010 và 2018. Việt Nam đã đón tiếp các Đoàn thanh sát của OPCW đến kiểm chứng số liệu khai báo của các cơ sở sản xuất hóa chất. Kết quả thanh sát của OPCW trong các năm qua đã cho thấy sự phù hợp giữa số liệu khai báo của Việt Nam và số kiểm chứng của OPCW. Việt Nam tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ khai báo hằng năm theo quy định của CWC. Ngoài ra, Việt Nam đã ứng cử và trở thành thành viên của Hội đồng chấp hành OPCW nhiệm kỳ 2016-2018.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, Giám đốc VNA cảm ơn sự đánh giá tíchc cực của Tổng giám đốc Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Công ước cấm VKHH dành cho Việt Nam. Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định, Việt Nam mong muốn được học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia thành viên đi trước trong OPCW, đồng thời, Việt Nam cũng sẵn sàng trao đổi thông tin với bất kỳ quốc gia nào nếu muốn nhận sự chia sẻ từ phía Việt Nam.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng nhấn mạnh, trong quá trình tham gia Công ước cấm VKHH (gọi tắt là CWC), Việt Nam luôn tích cực phối hợp cùng các nước thành viên khác đề cao ý nghĩa và sự cần thiết loại bỏ vũ khí hủy diệt hàng loạt nói chung và VKHH nói riêng trên thế giới, ủng hộ việc tuân thủ đầy đủ Công ước CWC, lên án mọi hành động sử dụng VKHH, đồng thời cần bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia trong việc phát triển công nghiệp hóa chất vì mục đích hòa bình. Việt Nam đánh giá cao sự hỗ trợ của OPCW, đặc biệt là của ngài Tổng giám trong việc tài trợ trang thiết bị, nâng cao năng lực chuyên môn cho các cán bộ kỹ thuật, chuyên gia trong lĩnh vực hóa chất thông qua các khóa đào tạo, hội nghị, hội thảo của OPCW và mong muốn ngài TGĐ tiếp tục ủng hộ và hỗ trợ Việt Nam trong hoạt động của Công ước CWC, đặc biệt trong một số lĩnh vực mới như: an toàn, an ninh hóa chất; áp dụng cách tiếp cận hóa học xanh trong sản xuất hóa chất…
Hàng năm, trên thế giới xảy ra hàng nghìn vụ tai nạn lao động liên quan đến hóa chất, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, tính mạng con người và thiệt hại kinh tế.
Hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc và vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc bị xử lý như thế nào theo Bộ luật Hình sự?
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 08/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã trình bày tóm tắt Tờ trình về Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). Xin giới thiệu toàn văn phát biểu trình bày của Bộ trưởng ...
Cục Hóa chất phổ biến văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành liên quan đến quản lý về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm.
Sáng 28/10, tại Hà Nội, Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo giới thiệu Những điểm mới của Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) và chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040.
Cục Hóa chất phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm.