Đây là căn cứ quan trọng để ngành hóa chất đề xuất, xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy ngành công nghiệp hóa chất phát triển, trong đó có việc lựa chọn sản phẩm chủ lực cho giai đoạn tới.
Theo đánh giá của Cục Hóa chất – Bộ Công Thương, những ngành công nghiệp lớn sử dụng nhiều sản phẩm của ngành công nghiệp hóa chất (CNHC) làm nguyên phụ liệu đầu vào như điện tử, thép, dệt may, da giày, ô tô… đang có mức tăng trưởng tốt, thuộc nhóm các ngành được ưu tiên hoặc mũi nhọn để phát triển. Mặt khác, hội nhập kinh tế, quốc tế cũng tạo cơ hội cho ngành CNHC Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực.
Theo các tài liệu thống kê, tổng sản lượng công nghiệp hoá chất Việt Nam hàng năm chiếm khoảng 10-11% tổng giá trị GDP ngành công nghiệp, lực lượng lao động chiếm gần 10% và có năng suất lao động cao 1,36 lần năng suất lao động trung bình của toàn ngành công nghiệp do có mức độ tự động hoá khá cao. Nguồn lực về lao động tương đối dồi dào, lao động kỹ thuật được đào tạo bài bản là điều kiện để CNHC phát triển nhanh, bền vững.
Cùng với đó, nước ta có bờ biển dài và các cảng nước sâu là điều kiện cần thiết để phát triển các trung tâm, tổ hợp công nghiệp hoá chất và logistic.
Dựa trên những kết quả phân tích, Cục Hóa chất – Bộ Công Thương đã đưa vào dự thảo chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất giai đoạn 2020 -2030, tầm nhìn 2040.
Theo đó, Chiến lược của ngành Hóa chất xác định tiêu chí lựa chọn các phân ngành, sản phẩm chủ lực phát triển trong giai đoạn tới những lĩnh vực có lợi thế so sánh để phát triển, có giá trị gia tăng cao, có tính lan tỏa, là nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp lớn, mũi nhọn của đất nước, tham gia được vào chuỗi giá trị khu vực và thế giới, nhu cầu tiêu thụ lớn, lĩnh vực, sản phẩm cần thiết cho đảm bảo an ninh lương thực, an ninh y tế.
Trên cơ sở đó, lựa chọn các phân ngành, sản phẩm chủ lực cho giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn đến 2040 như:
Phân ngành Hóa dầu và hóa chất cơ bản:
Hóa dầu và hóa chất cơ bản là vật tư nguyên liệu chủ yếu cho nhiều lĩnh vực sản xuất. Sự phát triển của các ngành này có tác động thúc đẩy nhiều lĩnh vực sản xuất khác phát triển như phân bón, giấy, nhựa, kính thủy tinh, chế biến quặng, luyện kim, hóa dầu, thuộc da, dệt nhuộm, ắc quy, xà phòng và chất tẩy rửa, hóa chất xử lý nước, thực phẩm, dược phẩm, thuốc BVTV, phụ gia bột màu và sơn, phụ gia bê tông, v.v...
Nước ta có tiềm năng về dầu khí, là điều kiện cần thiết để phát triển công nghiệp hoá dầu. Hóa chất cơ bản khác có thể phát triển trên cơ sở các nguồn nguyên nhiên liệu có sẵn trong nước như muối cho sản xuất xút, đá vôi cho sản xuất Sô đa và bột nhẹ; quặng apatit, dầu mỏ và than đá cho sản xuất các loại axít... Do vậy, phát triển các loại sản phẩm hóa dầu, hóa chất cơ bản là tạo điều kiện để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên trong nước, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Phân ngành Cao su kỹ thuật Sản phẩm cao su kỹ thuật:
Bao gồm các loại sản phẩm cao su có yêu cầu tính năng đặc biệt, có phạm vi ứng dụng trong công nghiệp khác với sản phẩm cao su dân dụng thông thường: Băng tải; Dây Cua-roa (đai truyền động); Sản phẩm cao su kỹ thuật khác (gioăng, đệm và các loại phụ tùng xe, phụ tùng máy khác).
Do đặc thù phức tạp về chủng loại sản phẩm và công nghệ sản xuất nên ít doanh nghiệp đầu tư sản xuất, tuy nhiên, đây là lĩnh vực lợi thế từ nguồn nguyên liệu cao su thiên nhiên và nhu cầu thị trường còn rất lớn dựa vào sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp liên quan như lắp ráp ô tô, xe máy, linh kiện điện tử…. Các chi tiết cao su kỹ thuật trong ô tô, xe máy, sản phẩm điện, điện tử cũng mang lại giá trị gia tăng cao hơn nhiều so với các sản phẩm săm, lốp.
Phân ngành Phân bón:
Phân bón có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp và nhất là vấn đề an ninh lương thực, là yếu tố then chốt giúp đảm bảo năng suất thu hoạch trong nông nghiệp. Dân số tăng, đô thị hoá càng ngày càng cao, dẫn đến đất canh tác nông nghiệp bị giảm dần.
Vì vậy nâng cao năng lực sản xuất và sử dụng các loại phân bón hiệu quả cao sẽ là những bước đi cần thiết đầu tiên để đáp ứng những thách thức mới về an ninh lương thực của thế kỷ 21. Đến nay, về cơ bản, Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu trong nước các sản phẩm phân bón phổ biến: đạm, lân, NPK, 75% DAP. Do vậy, với ngành phân bón, tập trung phát triển theo chiều sâu, phát triển các sản phẩm phân bón tính năng cao, thân thiện với môi trường.
Phân ngành Hóa dược:
Phân ngành Hóa dược có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh y tế, tuy nhiên ngành công nghiệp Hóa dược Việt Nam chưa thực sự được phát triển. Quy mô ngành công nghiệp Hóa dược Việt Nam theo đánh giá chung còn nhỏ bé, chủng loại sản phẩm còn nghèo nàn, phát triển không cân đối, không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của công nghiệp bào chế dược phẩm. Hiện tại, ngành Hóa dược Việt Nam chưa tự sản xuất được các nguyên liệu chủ yếu đáp ứng cho nhu cầu bào chế thuốc của ngành dược.
Hầu hết các nguyên liệu hóa dược phải nhập khẩu, lệ thuộc vào sự chi phối giá cả của các tập đoàn dược phẩm trên thế giới. Phần lớn hóa chất cơ bản, hóa chất trung gian vẫn phải nhập khẩu. Việc áp dụng các chính sách ưu tiên phát triển ngành công nghiệp hóa dược là cần thiết để đảm bảo an ninh y tế, tận dụng lợi thế từ nguồn dược liệu phong phú, đa dạng của Việt Nam.
Mục tiêu tổng quát đến năm 2030:
Xây dựng ngành công nghiệp hoá chất có cơ cấu tương đối hoàn chỉnh, bao gồm sản xuất tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp.
Hình thành chuỗi giá trị, tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất cung ứng trong khu vực và thế giới.
Phân bố hợp lý lực lượng sản xuất theo ngành và vùng lãnh thổ, hình thành và phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp tập trung, các tổ hợp sản xuất hóa chất có quy mô lớn.
Đến năm 2040: Công nghiệp hóa chất Việt Nam được phát triển với đa số các phân ngành có công nghệ tiên tiến chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu...
Tạp chí Công ThươngHàng năm, trên thế giới xảy ra hàng nghìn vụ tai nạn lao động liên quan đến hóa chất, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, tính mạng con người và thiệt hại kinh tế.
Hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc và vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc bị xử lý như thế nào theo Bộ luật Hình sự?
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 08/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã trình bày tóm tắt Tờ trình về Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). Xin giới thiệu toàn văn phát biểu trình bày của Bộ trưởng ...
Cục Hóa chất phổ biến văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành liên quan đến quản lý về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm.
Sáng 28/10, tại Hà Nội, Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo giới thiệu Những điểm mới của Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) và chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040.
Cục Hóa chất phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm.