Triển lãm có quy mô trưng bày 5.000m2, 150 gian hàng, với sự tham gia của 115 công ty đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Ấn Độ, Nga, Đức, New Zeland, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc... Nhiều doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh dược phẩm, thiết bị y tế cũng góp mặt tại triển lãm này.
Sản phẩm trưng bày tại triển lãm gồm: Nguyên liệu, hóa dược phẩm; thiết bị đóng gói, bao bì dược phẩm; thiết bị phòng thí nghiệm; thiết bị chẩn đoán hình ảnh; thiết bị vật lý trị liệu, phẫu thuật chỉnh hình, trang thiết bị vật tư y tế, vật tư tiêu hao; thiết bị xử lý chất thải; thiết bị phòng khám, ấn phẩm y dược học…
Theo Ban tổ chức, đây đều là những sản phẩm, thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất của thế giới và Việt Nam. Đáng chú ý, 2 khu gian hàng quốc gia đến từ Cộng hoà Liên bang Nga và Hàn Quốc đã giới thiệu các loại máy móc, dược phẩm, đặc biệt là các máy phục vụ trong quá trình tiểu phẫu được áp dụng công nghệ mới nhất.
Bà Ekaterina Aleksandrova - Trưởng đoàn đại diện các doanh nghiệp Nga đánh giá cao thị trường Việt Nam trong nhu cầu khám chữa bệnh phổ thông và nâng cao. Bởi vậy lần này, các doanh nghiệp Nga mang tới một số máy móc thiết bị y tế được áp dụng công nghệ mới nhất và các loại dược phẩm, đồng thời hy vọng sẽ thúc đẩy duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài với thị trường Việt Nam.
Triển lãm sẽ kéo dài đến hết ngày 6/12/2013.
Cần xây dựng chính sách hướng đến việc tạo điều kiện để mở không gian phát triển tối đa cho ngành công nghiệp hóa chất tương xứng với tiềm năng và vai trò vốn có, mà trong đó chủ thể thụ hưởng chính là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hóa chất.
Tại Quyết định số 270/QĐ-TTg ngày 13/2/2025, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực tự chủ nguyên liệu, thúc đẩy phát triển ngành dược phẩm trong nước.
Tại Hội thảo góp ý đối với dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) diễn ra sáng 14/3, nhiều ĐBQH, doanh nghiệp, hiệp hội cho rằng, cần chú trọng tháo gỡ điểm nghẽn, khó khăn trong quản lý hóa chất gắn với thể chế hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Ngày 07 tháng 11 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Thông tư số 23/2024/TT-BCT quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.
Ngày 18/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 161/2024/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.
Ngày 18/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 161/2024/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ.