Triển lãm được sự ủng hộ của Cục Hóa chất, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương Việt Nam, sự hỗ trợ và hợp tác của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA), Hiệp hội Sơn và Mực in Việt Nam (VPIA), Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), Hiệp hội Công nghiệp giấy hóa chất Trung quốc (CPCIA), Hiệp hội Nông nghiệp và Nhà máy Giấy tái chế Ấn Độ (IARPMA), Cục Hóa chất Ấn Độ, Hiệp hội công nghiệp Cao su Ấn Độ và Tập đoàn Hóa chất quốc gia Trung quốc. Triển lãm thu hút sự tham gia của 220 doanh nghiệp đến từ 16 quốc gia: Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật, Malaysia, Thái Lan, Đức, Úc, Áo, Singapore, Séc, Ấn Độ, Việt Nam, Ý, Anh Quốc, Tây Ban Nhavà ước tính đón khoảng 6,000 khách thương mại chuyên ngành đến tham quan.
Đây không chỉ là nơi giới thiệu sản phẩm, công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, các loại máy móc hiện đại cho ngành công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy, cao su và sản xuất săm lốp, sơn phủ - màu nhuộm - mực in từ các nước trên thế giới, mà còn hứa hẹn tạo ra các cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường,… cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Cần xây dựng chính sách hướng đến việc tạo điều kiện để mở không gian phát triển tối đa cho ngành công nghiệp hóa chất tương xứng với tiềm năng và vai trò vốn có, mà trong đó chủ thể thụ hưởng chính là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hóa chất.
Tại Quyết định số 270/QĐ-TTg ngày 13/2/2025, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực tự chủ nguyên liệu, thúc đẩy phát triển ngành dược phẩm trong nước.
Tại Hội thảo góp ý đối với dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) diễn ra sáng 14/3, nhiều ĐBQH, doanh nghiệp, hiệp hội cho rằng, cần chú trọng tháo gỡ điểm nghẽn, khó khăn trong quản lý hóa chất gắn với thể chế hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Ngày 07 tháng 11 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Thông tư số 23/2024/TT-BCT quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.
Ngày 18/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 161/2024/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.
Ngày 18/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 161/2024/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ.