Hội nghị được tổ chức căn cứ theo quy định tại Điều XI của Công ước CWC, theo đó: Ban Thư ký kỹ thuật và các quốc gia thành viên “phối hợp tổ chức đánh giá sự cần thiết về các công cụ và hướng dẫn cần thiết để thúc đẩy an toàn và an ninh hóa chất”. Bên cạnh đó, Hội nghị các quốc gia thành viên CWC cũng khuyến khích Ban Thư ký và các quốc gia thành viên đồng tổ chức các hội nghị, khóa đào tạo… nhằm “thúc đẩy trao đổi các bài học kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất bao gồm việc tăng cường an toàn tại các cơ sở sản xuất và vận chuyển hóa chất nguy hiểm”.
Tham gia Hội nghị có hơn 30 đại biểu đến từ 15 quốc gia Châu Á (gồm cả đại diện Chính phủ, ngành công nghiệp hóa chất và chuyên gia trong lĩnh vực hóa chất). Đoàn Việt Nam gồm 10 đại biểu đến từ Bộ Công Thương (Cục Hóa chất), Bộ Quốc Phòng, Sở Công Thương các tỉnh phía Nam, các doanh nghiệp hóa chất (Tổng Công ty phân bón và hóa chất Dầu khí, Công ty BASF…) và Hội Hóa học Việt Nam.
Với vai trò là nước chủ nhà, Cục trưởng Cục Hóa chất Nguyễn Văn Thanh, Đầu mối quốc gia thực hiện Công ước CWC đã có bài phát biểu quan trọng để khai mạc Hội nghị, trong đó nhấn mạnh vấn đề kiểm soát an toàn, an ninh hóa chất đã cơ bản được Việt Nam nội luật hóa tại Luật Hóa chất năm 2007 và Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06/05/2014 về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soán của Công ước CWC và các văn bản pháp lý có liên quan. Hội nghị này là cơ hội cho các quốc gia Châu Á chia sẻ các kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý và tăng cường vấn đề thực thi các quy định quản lý hóa chất tối ưu, hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững. Trong khuôn khổ Hội nghị, các đại biểu đã đến thăm Nhà máy đạm Phú Mỹ (Tổng Công ty phân bón và hóa chất Dầu khí) để tìm hiểu thực tiễn công tác đảm bảo an toàn, an ninh hóa chất tại Việt Nam.
Việc Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị cho thấy sự đánh giá cao của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học và các quốc gia thành viên khác đối với vai trò và nỗ lực của Việt Nam trong quản lý hóa chất. Đây cũng là dịp để Việt Nam thể hiện trách nhiệm của quốc gia thành viên Công ước CWC và đồng thời là cơ hội để nâng cao vị thế của Việt Nam trong các hoạt động đối ngoại về quản lý an toàn, an ninh hóa chất./.
Cần xây dựng chính sách hướng đến việc tạo điều kiện để mở không gian phát triển tối đa cho ngành công nghiệp hóa chất tương xứng với tiềm năng và vai trò vốn có, mà trong đó chủ thể thụ hưởng chính là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hóa chất.
Tại Quyết định số 270/QĐ-TTg ngày 13/2/2025, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực tự chủ nguyên liệu, thúc đẩy phát triển ngành dược phẩm trong nước.
Tại Hội thảo góp ý đối với dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) diễn ra sáng 14/3, nhiều ĐBQH, doanh nghiệp, hiệp hội cho rằng, cần chú trọng tháo gỡ điểm nghẽn, khó khăn trong quản lý hóa chất gắn với thể chế hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Ngày 07 tháng 11 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Thông tư số 23/2024/TT-BCT quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.
Ngày 18/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 161/2024/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.
Ngày 18/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 161/2024/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ.