Hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc và vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc bị xử lý như thế nào theo Bộ luật Hình sự?

Hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc và vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc bị xử lý như thế nào theo Bộ luật Hình sự?
1. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?

Đối với hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua trái phép chất cháy, chất độc mà đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc theo Điều 311 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 (sau đây gọi là Bộ luật Hình sự). Các hành vi trái phép quy định tại khoản 1 Điều 311 của Bộ luật Hình sự, gồm:

- Hành vi sản xuất chất cháy, chất độc trái phép;

- Hành vi tàng trữ chất cháy, chất độc trái phép;

- Hành vi vận chuyển chất cháy, chất độc trái phép;

- Hành vi sử dụng chất cháy, chất độc trái phép;

- Hành vi mua bán chất cháy, chất độc trái phép;

Nội dung chi tiết:

Điều 311. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc

1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
c) Làm chết người;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
e) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;
b) Làm chết 02 người;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
b) Làm chết 03 người trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm”.

 
2. Vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc bị xử lý như thế nào theo Bộ luật Hình sự ?

Vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc quy định tại khoản 1 Điều 312 của Bộ luật Hình sự là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ những nguyên tắc, quy định, tiêu chuẩn, định mức về đặc tính, hàm lượng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận và buộc các tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân thủ trong việc quản lý chất cháy, chất độc. Các quy định này được thể hiện trong các văn bản của cơ quan có thẩm quyền ban hành liên quan đến quản lý chất cháy, chất độc.

Vi phạm quy định về quản lý theo quy định tại khoản 1 Điều 312 của Bộ luật Hình sự gây thiệt hại cho người khác, bao gồm:

- Vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất chất cháy, chất độc gây thiệt hại cho người khác;

- Vi phạm quy định về quản lý việc trang b chất cháy, chất độc gây thiệt hại cho người khác;

- Vi phạm quy định về quản lý việc sử dụng chất cháy, chất độc gây thiệt hại cho người khác;

- Vi phạm quy định về quản lý việc bảo quản chất cháy, chất độc gây thiệt hại cho người khác;

- Vi phạm quy định về quản lý việc lưu giữ chất cháy, chất độc gây thiệt hại cho người khác;

- Vi phạm quy định về quản lý việc vận chuyển chất cháy, chất độc gây thiệt hại cho người khác;

- Vi phạm quy định về quản lý việc mua bán chất cháy, chất độc gây thiệt hại cho người khác;

- Vi phạm quy định về quản lý việc xử lý chất cháy, chất độc gây thiệt hại cho người khác.

Nội dung chi tiết:

 “Điều 312. Tội vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc

1. Người nào vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, trang bị, sử dụng, bảo qun, lưu giữ, vận chuyển, mua bán hoặc xử lý chất cháy, chất độc gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tng tỷ lệ tn thương thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

https://congbao.chinhphu.vn/noi-dung-van-ban-so-01-vbhn-vpqh-24866?cbid=19493

Tin tức liên quan
Mở không gian phát triển tối đa cho ngành công nghiệp hóa chất
Đăng ngày: 01/04/2025

Mở không gian phát triển tối đa cho ngành công nghiệp hóa chất

Cần xây dựng chính sách hướng đến việc tạo điều kiện để mở không gian phát triển tối đa cho ngành công nghiệp hóa chất tương xứng với tiềm năng và vai trò vốn có, mà trong đó chủ thể thụ hưởng chính là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hóa chất.

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HÓA DƯỢC ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045: VAI TRÒ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG VÀ NHỮNG THÁCH THỨC CẦN GIẢI QUYẾT
Đăng ngày: 19/03/2025

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HÓA DƯỢC ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045: VAI TRÒ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG VÀ NHỮNG THÁCH THỨC CẦN GIẢI QUYẾT

Tại Quyết định số 270/QĐ-TTg ngày 13/2/2025, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực tự chủ nguyên liệu, thúc đẩy phát triển ngành dược phẩm trong nước.

Tháo gỡ điểm nghẽn, khó khăn trong quản lý hóa chất gắn với thể chế hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW
Đăng ngày: 14/03/2025

Tháo gỡ điểm nghẽn, khó khăn trong quản lý hóa chất gắn với thể chế hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tại Hội thảo góp ý đối với dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) diễn ra sáng 14/3, nhiều ĐBQH, doanh nghiệp, hiệp hội cho rằng, cần chú trọng tháo gỡ điểm nghẽn, khó khăn trong quản lý hóa chất gắn với thể chế hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ mới năm 2025 thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương
Đăng ngày: 31/12/2024

Quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ mới năm 2025 thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương

Ngày 07 tháng 11 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Thông tư số 23/2024/TT-BCT quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.

Quy định mới về Danh mục hàng hóa nguy hiểm, Phân loại hàng hoá nguy hiểm và thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
Đăng ngày: 30/12/2024

Quy định mới về Danh mục hàng hóa nguy hiểm, Phân loại hàng hoá nguy hiểm và thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Ngày 18/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 161/2024/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.

Nghị định quy định về Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
Đăng ngày: 30/12/2024

Nghị định quy định về Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Ngày 18/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 161/2024/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ.

X

Đăng ký nhận thông tin

Ô có dấu * cần điền đầy đủ thông tin
Top