Những dấu mốc
Ngày 02/1/2009, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 01/QĐ-TTg thành lập Cục Hóa chất, sau khi Luật Hóa chất có hiệu lực. Cục Hóa chất là cơ quan đầu mối tham mưu quản lý nhà nước trong hoạt động hóa chất và là cơ quan đầu mối tham mưu đề xuất chính sách phát triển công nghiệp hóa chất. Ngay từ khi thành lập, Cục Hóa chất đã tập trung ngay vào việc ổn định tổ chức, phát triển đội ngũ, xây dựng cơ sở vật chất, đồng thời tập trung vào việc xây dựng bổ sung hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quản lý hóa chất làm cơ sở cho công tác quản lý nhà nước về hóa chất, từng bước tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực thi chính sách, pháp luật về hóa chất.
Nhìn lại chặng đường hơn 15 năm xây dựng và phát triển vừa qua, Cục Hóa chất nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được lãnh đạo Bộ giao, tạo được những dấu ấn trong quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất.
Điểm đáng ghi nhận, năm 2023, Cục đã hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật Hóa chất và gửi Bộ Tư pháp tổng hợp để Chính phủ trình Quốc hội xem xét. Ngày 18/12/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua đề nghị bổ sung một số dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, đối với 4 dự án luật gồm: Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), Luật Hóa chất (sửa đổi), Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Luật Quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).
Xây dựng Nghị định quy định việc thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học thay thế Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học. Ngoài ra, Cục đã tham gia rà soát, góp ý, xây dựng nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Liên quan đến công tác xây dựng chiến lược phát triển ngành: Cục Hoá chất đã chủ trì xây dựng Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 726/QĐ-TTg ngày 16/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 30/6/2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có văn bản số 3698/BCT-HC về việc triển khai thực hiện Chiến lược gửi Bộ, ngành, các cơ quan liên quan, UBND các tỉnh, thành phố, tập đoàn, các công ty hoạt động trong lĩnh vực hóa chất.
“Đến thời điểm hiện tại một số tỉnh thành đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 như: Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng, Long An, Quảng Bình. Triển khai các nhiệm vụ của Chiến lược, Cục đang thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu về dự án đầu tư trong lĩnh vực hóa chất; Đề án xúc tiến đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp hóa chất tập trung; xây dựng kế hoạch hành động ngành Công thương thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2040”- Lãnh đạo Cục Hoá chất cho hay.
Một trong những điểm sáng của Cục Hóa chất phải kể đên công tác cải cách hành chính, hiện tại Cục đã thực hiện xây dựng kế hoạch cải cách hành chính; tiếp tục rà soát, đơn giản hóa để nâng cao chất lượng thủ tục hành chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Cục, tập trung vào các thủ tục hành chính có liên quan nhiều tới người dân và các doanh nghiệp. Thực hiện việc công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính, kịp thời thống kê đưa các thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ lên các trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương và Cục Hóa chất.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giải quyết các thủ tục hành chính, rà soát các thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Cục. Áp dụng Hệ thống TCVN ISO 9001:2015 trong quy trình tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa; đánh giá giám sát duy trì, cải tiến thường xuyên hệ thống quản lý chất lượng.
Bên cạnh đó để vận hành Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia để hỗ trợ tốt cho công tác quản lý của Cục và của ngành. Cục thể quản lý hệ thống, vận hành và xử lý công việc trên hệ thống Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia như: Hỗ trợ doanh nghiệp, Sở Công Thương báo cáo và sử dụng hệ thống qua mail và hotline, thống kê trích xuất dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động hoá chất; nhập dữ liệu hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp theo phụ lục 1 của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP vào hệ thống Cơ sở dữ liệu hoá chất quốc gia; nhập dữ liệu hồ sơ hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất của các doanh nghiệp vào hệ thống Cơ sở dữ liệu hoá chất quốc gia để tiện việc theo dõi quản lý nhà nước.
Về Công tác hợp tác quốc tế, Cục Hóa chất đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của cơ quan đầu mối triển khai các Công ước (thực hiện các thủ tục hành chính, tham gia các hội thảo, hội nghị theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, thực hiện nghĩa vụ thông báo, báo cáo, trao đổi thông tin với Ban thư ký các Công ước, đóng niên liễm công ước cấm vũ khí hóa học, Công ước Rotterdam, Công ước Minamata…). Thực hiện nghĩa vụ trao đổi thông tin với Ban Thư ký các Công ước CWC, Rotterdam, Minamata; các tổ chức quốc tế (OECD, UNEP, UNIDO…) và các đối tác song phương (Mỹ, Nhật Bản, Thuỵ Điển…
Ngoài ra công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cũng được đẩy mạnh thông qua các hoạt động rà soát, giải đáp các kiến nghị, khó khăn, vướng mắc của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định về quản lý hóa chất thông qua Cổng thông tin phản ánh kiến nghị của Chính phủ, các văn bản gửi trực tiếp qua dịch vụ bưu chính và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hóa chất theo đúng quy định. Hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện báo cáo về tình hình hoạt động hóa chất hàng năm qua Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi, đối chiếu thông tin giữa các đơn vị quản lý hóa chất và giảm thời gian, chi phí cho các doanh nghiệp.
Hướng tới các giải pháp trọng tâm
Qua quá trình xây dựng và phát triển, nhận thức rõ những cơ hội và thách thức, Cục Hóa chất đặt ra định hướng phát triển trong giai đoạn tới là: Đổi mới, đoàn kết phát huy sức mạnh trí tuệ tập thể, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất, đưa Cục Hóa chất trở thành một cơ quan quản lý chuyên ngành, chuyên sâu về hóa chất,đáp ứng xu hướng quản lý hóa chất thể giới.
Cho đến nay, Tập thể Lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công chức, viên chức và người lao động luôn luôn đoàn kết, chung sức chung lòng nỗ lực thực hiện theo định hướng, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ mô hình quản lý, nâng cao năng lực của hệ thống quản lý và điều hành, tiếp tục thực hiện cải cách và đơn giản hóa các thủ tục hành chính.
Trong năm 2024, Cục Hoá chất sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm. Cụ thể, đổi mới mạnh mẽ hệ thống quản lý, điều hành, tham khảo và áp dụng mô hình quản lý hóa chất tiên tiến của các nước trên thế giới.
Quan tâm xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tạo môi trường làm việc tốt nhất. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ và các kỹ năng chuyên nghiệp cho cán bộ, công chức, viên chức.
Tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật về quản lý hóa chất theo hướng quản lý hiệu quả, tạo môi trường thuận lợi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất. Bên cạnh đó cải cách hành chính, hiện đại hóa môi trường làm việc, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực cải cách hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Cục.
Hoàn thiện và nâng cấp các phần mềm quản lý văn bản trong Cục; đơn giản hóa các thủ tục hành chính, các điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực hóa chất; Tiếp tục hỗ trợ và có các giải pháp để phát triển ngành công nghiệp hóa chất, ngành công nghiệp hóa dược; Tăng cường công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hóa chất.
Bên cạnh đó, Cục Hóa chất khẳng định, thời gian tới Cục sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ mô hình quản lý, nâng cao năng lực của hệ thống quản lý và điều hành. Đồng thời, tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật về quản lý hóa chất theo hướng quản lý hiệu quả, tạo môi trường thuận lợi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất đảm bảo sự chặt chẽ, phù hợp với tình hình phát triển của đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
Cục Hóa chất đặt ra định hướng phát triển trong giai đoạn tới là trở thành một cơ quan quản lý chuyên ngành, chuyên sâu về hóa chất, đáp ứng kỳ vọng của Bộ và phù hợp xu hướng quản lý hóa chất thế giới.
Với sự nỗ lực lớn và những đóng góp của mình trong việc hoàn thiện thể chế quản lý, thực thi và phát triển ngành công nghiệp hóa chất, tập thể Cục đã vinh dự được tặng nhiều Bằng khen, Cờ thi đua khen thưởng của Bộ Công Thương. Nhiều cá nhân được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Hai, hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huân chương hữu nghị, danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở và cấp Bộ… |
Hàng năm, trên thế giới xảy ra hàng nghìn vụ tai nạn lao động liên quan đến hóa chất, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, tính mạng con người và thiệt hại kinh tế.
Hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc và vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc bị xử lý như thế nào theo Bộ luật Hình sự?
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 08/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã trình bày tóm tắt Tờ trình về Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). Xin giới thiệu toàn văn phát biểu trình bày của Bộ trưởng ...
Cục Hóa chất phổ biến văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành liên quan đến quản lý về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm.
Sáng 28/10, tại Hà Nội, Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo giới thiệu Những điểm mới của Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) và chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040.
Cục Hóa chất phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm.