Cảnh báo sự nguy hiểm của methanol, cồn công nghiệp đối với sức khỏe con người

Theo Cục Hóa chất - Bộ Công Thương, ngộ độc Methanol do các cá nhân, tổ chức pha trực tiếp methanol vào rượu hầu như không có. Các vụ ngộ độc chủ yếu là do sử dụng cồn công nghiệp có hàm lượng methanol cao, không đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 6-3:2010⁄BYT về cồn được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó, việc nấu rượu thủ công, sử dụng men akhông tốt, chưng cất không đảm bảo loại bỏ hàm lượng methanol đạt mức cho phép

Trong số các trường hợp sử dụng cồn công nghiệp để pha chế rượu, đa phần là do các tổ chức, cá nhân cố tình sử dụng do giá thành thấp, mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Vậy rượu methanol là gì?

Cồn thực phẩm là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H5OH và có tên khoa học là ethanol đã được loại bỏ tạp chất, đạt yêu cầu dùng trong thực phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, có khả năng gây nghiện và gây ngộ độc cấp tính, trong khi methanol có công thức hóa học là CH3OH. Cả 2 loại rượu này đều được sản xuất bằng cách lên men và chưng cất. Trong khi ethanol thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả thì methanol được lên men từ nguyên liệu có chứa cellulose (gỗ) hoặc  sản xuất methanol từ CO2…. Không giống cồn thực phẩm  ethanol công nghiệp và cồn công nghiệp, methanol nguyên chất có độc tính cao, không được uống.

Vì sao rượu methanol có thể gây ngộ độc chết người?

Theo Website Trung tâm chống độc của Bệnh viện Bạch Mai, methanol là loại rượu đơn giản nhất, chất lỏng không màu, dễ cháy. Methanol tinh khiết có mùi thoang thoảng ngọt ở nhiệt độ môi trường xung quanh. Nó còn được gọi là rượu gỗ, có công thức hóa học là CH3OH. Methanol tồn tại ở dạng chất lỏng và là nguồn năng lượng bắt nguồn từ khí thiên nhiên, than, chất thải sinh học và CO2.

Trước đây, methanol được điều chế bằng cách phân hủy gỗ, nay tổng hợp bằng hydro và carbon dioxit. Methanol được dùng trong công nghiệp (nhiên liệu vận tải, nhiên liệu hàng hải, pin năng lượng mặt trời, phát điện...); và thường làm dung môi hòa tan các chất vô cơ, hữu cơ hay chiết xuất các loại dầu. Để tránh nhầm lẫn với các loại dùng để uống, một số sản phẩm người ta cho chất màu xanh vào ethanol công nghiệp và methanol nên gọi là cồn xanh.

Về nguyên tắc, methanol có trong rượu ethylic (rượu uống) thấp dưới mức cho phép. Tuy nhiên, vì lợi nhuận nên người ta thường tạo ra các loại rượu trôi nổi có hàm lượng methanol, hàm lượng aldehyd… trong rượu rất cao, dễ gây ngộ độc, chết người khi uống.

Methanol cũng là sản phẩm phụ của quá trình chưng cất rượu và là chất lỏng đầu tiên ngưng tụ khi rượu được nấu theo cách chưng cất truyền thống.Tuy nhiên, không giống rượu ethanol, methanol nguyên chất có độc tính cao và không thích hợp để uống.

Tại sao methanol dễ gây ngộ độc?

Rượu uống (rượu ethanol/ethylic) được cơ thể con người chuyển hóa thành axit citric và được xử lý thông qua gan của chúng ta. Về lý thì không ai dùng cồn công nghiệp và methanol nguyên chất làm rượu, tuy nhiên vì nhiều lý do (nhất là lợi nhuận) nên cồn công nghiệp và methanol được dùng để điều chế rượu dưới nhiều hình thức. Methanol rất độc đối với con người, bởi cơ thể chúng ta sẽ chuyển hóa methanol thành formaldehyde và tiếp đến là oxy hóa thành axit formic rồi tấn công não bộ, mắt, dây thần kinh thị giác và các bộ phận mô mềm khác như thận và gan.

Cồn công nghiệp chứa hàm lượng methanol cao khi uống phải vượt quá mức chấp nhận của cơ thể rất độc, uống lượng nhỏ gây mù mắt, nhiều hơn có thể tử vong. Do đó tuyệt đối không được uống cồn công nghiệp hoặc dùng cồn công nghiệp thay rượu uống. Khi uống vào, methanol gây tổn thương não, dây thần kinh thị giác, hoại tử não, tổn thương nội tạng.

Các phương pháp điều chế rượu dễ gây hàm lượng methanol cao

Dùng nguyên liệu có lẫn bã dạng gỗ (cenlulose): Thường rượu được chưng cất từ gạo (tẻ, nếp) hoặc từ đường mía (dạng mật mía) nên một số cơ sở cất rượu thủ công dùng loại mật mía không sạch bã khiến trong quá trình lên men chưng cất, bã phân hủy cho ra methanol. Lúc này, bã mía dù ép kỹ đến mấy vẫn còn đường và nếu lên men chưng cất thì vẫn có rượu. Nhưng nếu tận dụng bã này hay dùng mật mía bị cặn (chứa bã vụn) để điều chế rượu thì hàm lượng methanol trong rượu sẽ rất cao.

Chế từ loại cồn ethylic kém chất lượng: Một lượng lớn rượu bán trên thị trường được điều chế theo cách dùng cồn (thực phẩm/y tế) pha với nước. Tính trung bình, một lít cồn có thể dùng để chế ra 3 lít rượu và mỗi lít rượu mà không phải tốn kém gì như nấu rượu theo cách chưng cất. Điều đáng sợ là nhiều người dùng loại cồn chất lượng kém (giá rẻ hơn, vốn có hàm lượng methanol aldehyte, acetone cao vượt tiêu chuẩn – dễ ngửi thấy mùi khó chịu), nên khi pha ra rượu sẽ có nhiều methanol, aldehyte, acetone.

Vô tình dùng cồn methanol mà không biết: Người làm rượu thường cho loại cồn khô (chứa methanol) vào khi chưng cất, khi pha rượu (từ cồn) hay chế rượu thuốc theo cách này để làm cho rượu chóng ra hơn, dậy mùi hơn, mà không biết làm thế là đưa chất độc methanol vào rượu.

Do không biết loại bỏ phần rượu chứa methanol lúc đầu: Khi chưng cất rượu thì giai đoạn đầu tiên sẽ có tạp chất methanol, aldehyde, acetone… vì các chất này bốc hơi ở nhiệt độ thấp nên bốc ra ngay ra ở giai đoạn cất đầu. Những chất này có mùi khó chịu khác hẳn mùi của rượu ethylic. Lẽ ra phải bỏ đi, nhưng người làm rượu tiếc, giữ lại và nó cũng thường lẫn vào lớp rượu chưng nguyên chất ban đầu (rượu cốt) với nồng độ khoảng 5%.

Phân biệt giữa cồn công nghiệp và cồn y tế, cồn thực phẩm

Theo Cục Hóa chất, cồn công nghiệp là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H5OH và có tên khoa học là Ethanol, theo phân loại GHS là Chất lỏng dễ cháy (Cấp 2), kích ứng mắt (Cấp 2).Theo quy định, cồn y tế, cồn thực phẩm phải được đăng ký và công bố chất lượng và chứa từ 70% - 90% ethanol,cồn thực phẩm được sử dụng để sản xuất đồ uống có cồn và các sản phẩm đồ uống có cồn chỉ được phép Hàm lượng methanol, mg/l cồn 1000 , không lớn hơn 300 ppm và nhiều yêu cầu chất lượng khắt khe khác.

Hiện sự mập mờ trong việc ghi nhãn mác của một số nhà sản xuất khiến người dùng nhầm là cồn y tế tinh khiết. Bởi trên nhãn chai cồn chỉ ghi cồn 70 độ, cồn 90 độ và ghi công dụng sát trùng dụng cụ, sát trùng vết thương, làm chín thực phẩm nhưng không ghi thành phần. Sự nhầm lẫn đã khiến không ít người ngộ độc vì cồn chứa hàm lượng methanol. Hàm lượng methanol cao trong cồn công nghiệp có thể gây mù, có tác hại với hệ thần kinh, gây tổn thương não.

Để tránh những nguy hại khi phải sử dụng cồn y tế giả, mọi người chỉ nên mua và sử dụng các loại cồn y tế là sản phẩm của các công ty y tế đã có số đăng ký hoặc công bố trên nhãn mác. Các thành phần trên nhãn mác sản phẩm, mọi người cần đọc kĩ như đơn vị sản xuất, số đăng ký sản phẩm, số công bố sản phẩm, hạn sử dụng... Việc mua hàng chính hãng của công ty nếu có xảy ra rủi ro có nơi truy cứu trách nhiệm, nhất là khi mua về làm nguyên liệu sản xuất nước rửa tay sát khuẩn như hiện nay hay làm mỹ phẩm./.

Tạp chí Công Thương
Tin tức liên quan
Nâng cao công tác an toàn hóa chất –  Nền tảng cho sự phát triển bền vững ngành công nghiệp hiện đại
Đăng ngày: 18/11/2024

Nâng cao công tác an toàn hóa chất – Nền tảng cho sự phát triển bền vững ngành công nghiệp hiện đại

Hàng năm, trên thế giới xảy ra hàng nghìn vụ tai nạn lao động liên quan đến hóa chất, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, tính mạng con người và thiệt hại kinh tế.

Hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc và vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc bị xử lý như thế nào theo Bộ luật Hình sự?
Đăng ngày: 11/11/2024

Hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc và vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc bị xử lý như thế nào theo Bộ luật Hình sự?

Hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc và vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc bị xử lý như thế nào theo Bộ luật Hình sự?

Toàn văn trình bày Tờ trình về Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trước Quốc hội
Đăng ngày: 08/11/2024

Toàn văn trình bày Tờ trình về Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trước Quốc hội

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 08/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã trình bày tóm tắt Tờ trình về Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). Xin giới thiệu toàn văn phát biểu trình bày của Bộ trưởng ...

Cục Hóa chất phổ biến quy định mới về quản lý về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm
Đăng ngày: 05/11/2024

Cục Hóa chất phổ biến quy định mới về quản lý về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm

Cục Hóa chất phổ biến văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành liên quan đến quản lý về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm.

Sửa đổi Luật Hóa chất: Khắc phục những bất cập, vướng mắc không còn phù hợp với tình hình thực tế
Đăng ngày: 28/10/2024

Sửa đổi Luật Hóa chất: Khắc phục những bất cập, vướng mắc không còn phù hợp với tình hình thực tế

Sáng 28/10, tại Hà Nội, Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo giới thiệu Những điểm mới của Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) và chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040.

Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với doanh nghiệp
Đăng ngày: 26/10/2024

Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với doanh nghiệp

Cục Hóa chất phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm.

X

Đăng ký nhận thông tin

Ô có dấu * cần điền đầy đủ thông tin
Top