Các hợp chất của chì được thêm vào trong quá trình sản xuất sơn để tăng tính làm khô và tăng độ tươi sáng của màu sơn. Phơi nhiễm chì có thể xảy ra trong cả quá trình sản xuất, sử dụng và loại bỏ các loại sơn chứa chì. Phơi nhiễm chì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người trưởng thành mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến trẻ em, phụ nữ mang thai và lan truyền qua đường sữa mẹ. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã liệt kê triệu chứng “chậm phát triển trí tuệ do phơi nhiễm chì” vào danh sách 10 loại bệnh gây ảnh hưởng nặng nề nhất đối với trẻ em, do các tác nhân môi trường.
Tính đến tháng 8 năm 2018, trên thế giới đã có 69 quốc gia có các quy định quản lý chặt chẽ việc sử dụng chì trong sơn. Trong đó, 31 quốc gia đã cấm hoàn toàn việc sử dụng chì trong sơn theo Luật Hóa chất Châu Âu REACH. 24 quốc gia đưa ra hàm lượng chì trong sơn từ 100 – 600 ppm. Các quốc gia còn lại quy định làm lượng chì trong sơn là 90 ppm, trong đó có một số quốc gia châu Á như Trung Quôc, Ấn Độ và Philippines.
Tại Việt Nam, kết quả phân tích 26 mẫu sơn dung môi của 11 hãng sơn trên thị trường vào tháng 10 năm 2016 cho thấy 54% số mẫu sơn phân tích có hàm lượng chì lớn hơn 600 ppm, cá biệt có mẫu sơn có hàm lượng chì lên tới 21.000 ppm (Lead in Solvent-Based Paints for Home use in Vietnam, IPEN, 2017).
Với trách nhiệm được giao trong việc thực hiện Luật Hóa chất, ngày 07 tháng 9 năm 2017, Cục Hóa chất đã có buổi làm việc với các chuyên gia Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ (US EPA) nhằm khởi động các hoạt động hợp tác trong việc quản lý chì trong sơn tại Việt Nam. Tham dự buổi làm việc còn có đại diện của Hiệp hội Sơn – Mực in, một số công ty sản xuất sơn và tổ chức phi Chính phủ.
Thay mặt Cục Hóa chất, Cục trưởng Nguyễn Văn Thanh đánh giá cao các chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất của chuyên gia UNEP, US EPA nhằm quản lý việc sử dụng chì trong sơn tại Việt Nam. Cục Hóa chất ghi nhận các đề xuất này và sẽ xem xét tham gia Liên minh toàn cầu nhằm hạn chế Sơn chứa chì (Global Alliance to Eliminate Lead Paint), hướng tới việc xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về giới hạn hàm lượng chì trong sơn trong thời gian tới./.
Hàng năm, trên thế giới xảy ra hàng nghìn vụ tai nạn lao động liên quan đến hóa chất, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, tính mạng con người và thiệt hại kinh tế.
Hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc và vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc bị xử lý như thế nào theo Bộ luật Hình sự?
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 08/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã trình bày tóm tắt Tờ trình về Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). Xin giới thiệu toàn văn phát biểu trình bày của Bộ trưởng ...
Cục Hóa chất phổ biến văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành liên quan đến quản lý về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm.
Sáng 28/10, tại Hà Nội, Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo giới thiệu Những điểm mới của Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) và chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040.
Cục Hóa chất phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm.