Các lực lượng đã diễn tập theo tình huống giả định: Vào lúc 08h00 ngày 23/4/2022, tại bồn chứa Amoniac (NH3) của Công ty cổ phần Tôn Đông Á đã xảy ra sự cố rò rỉ hóa chất NH3 từ bồn chứa 10m3 và xe bồn tại khu vực bồn chứa trong quá trình nhập hóa chất, NH3 thoát ra môi trường lượng lớn, tạo ra vùng nhiễm độc nguy hiểm. Khí NH3 thoát ra rất mạnh dạng lỏng kèm hơi bốc cao. NH3 tràn ra khu vực đê bao, với diện tích bề mặt thoáng lớn, hơi NH3 có nguy cơ phát tán mạnh, gây mùi khó chịu, lan sang khu vực xung quanh, các công ty lân cận, nguy cơ ảnh hưởng trên diện tích rộng theo hướng gió nếu không được ngăn chặn kịp thời.
Tổ khắc phục sự cố thực hiện nhiệm vụ khắc phục vết rò rỉ và phun nước dập khí
NH3 là hợp chất không màu dễ bay hơi và có khả năng chuyển sang thể khí ở điều kiện bình thường, có mùi khai, sốc, khó ngửi, tan nhiều trong nước. Hít thở phải NH3 có thể gây ra kích ứng mắt và niêm mạc mắt, làm chảy nước mắt, đau đầu, cảm giác nóng trong cổ họng và khó thở, có thể gây ngất xỉu và tử vong khi hít phải một lượng lớn.
Tìm kiếm người bị nạn trong khu vực sự cố đưa ra trạm y tế dã chiến của Công ty
Phương án thực tập được tổ chức làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1: Phát hiện sự cố và thông báo; giai đoạn 2: Nhà máy triển khai lực lượng ứng phó tại chỗ; giai đoạn 3: Huy động các lực lượng bên ngoài tham gia cứu hộ, cứu nạn và ứng phó sự cố hóa chất; giai đoạn 4: Sự cố được khống chế, phục hồi trạng thái ban đầu.
Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy nhanh chóng tham gia ứng cứu
Phát biểu tại buổi diễn tập, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành nhấn mạnh, hóa chất đã đóng góp nhiều lợi ích và tác dụng trong các hoạt động sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, nếu không được quản lý, bảo quản và sử dụng đúng cách, đúng mục đích, hóa chất có thể gây ra những vụ tai nạn, sự cố có hậu quả nghiêm trọng về con người và tài sản. Để giảm thiểu những tai nạn, sự cố kể trên thì vai trò của việc vận hành cơ chế phối hợp tổ chức ứng phó sự cố hoá chất kịp thời, hiệu quả của các lực lượng là hết sức quan trọng.
Ông đánh giá cao kết quả công tác diễn tập; biểu dương các tập thể, cá nhân đã tích cực, nhiệt tình, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Cần xây dựng chính sách hướng đến việc tạo điều kiện để mở không gian phát triển tối đa cho ngành công nghiệp hóa chất tương xứng với tiềm năng và vai trò vốn có, mà trong đó chủ thể thụ hưởng chính là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hóa chất.
Tại Quyết định số 270/QĐ-TTg ngày 13/2/2025, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực tự chủ nguyên liệu, thúc đẩy phát triển ngành dược phẩm trong nước.
Tại Hội thảo góp ý đối với dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) diễn ra sáng 14/3, nhiều ĐBQH, doanh nghiệp, hiệp hội cho rằng, cần chú trọng tháo gỡ điểm nghẽn, khó khăn trong quản lý hóa chất gắn với thể chế hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Ngày 07 tháng 11 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Thông tư số 23/2024/TT-BCT quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.
Ngày 18/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 161/2024/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.
Ngày 18/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 161/2024/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ.