Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Quản lý Hóa chất
(Kèm theo Quyết định số 146/QĐ-HC ngày 15 tháng 9 năm 2023 của Cục trưởng Cục Hóa chất)
1. Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng văn bản pháp luật theo thẩm quyền để Cục trưởng trình Lãnh đạo Bộ các lĩnh vực: Vật liệu nổ công nghiệp; tiền chất thuốc nổ; tiền chất công nghiệp; khai báo hóa chất; hóa chất thuộc Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học; Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia; phân loại và ghi nhãn hóa chất nguy hiểm.
2. Giúp Lãnh đạo Cục ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực hóa chất thuộc chức năng nhiệm vụ của phòng; các văn bản cá biệt, văn bản nội bộ thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật.
3. Theo dõi và hướng dẫn thực hiện các quy định về khai báo hóa chất; hóa chất thuộc Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học; Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia; phân loại và ghi nhãn hóa chất nguy hiểm.
4. Cấp mới, cấp sửa đổi, bổ sung, thu hồi, bãi bỏ Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp; giấy phép kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ; giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp. Theo dõi chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện các quy định quản lý tiền chất công nghiệp, tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp; Giấy phép sản xuất, xuất nhập khẩu hóa chất bảng.
5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Ứng phó sự cố và An toàn hoá chất quản lý, vận hành, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hoá chất, cung cấp thông tin hỗ trợ ứng phó sự cố hóa chất.
6. Chủ trì quản lý nhà nước về đánh giá hóa chất mới tại Việt Nam; Chủ trì xây dựng mạng lưới kiểm soát hoạt động hóa chất tại các địa phương.
7. Giúp Lãnh đạo Cục thực hiện nhiệm vụ Thường trực Ban Chỉ đạo Phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm của Bộ; Tổ công tác liên ngành phối hợp kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy.
8. Thực hiện công tác phòng thủ dân sự; công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; phòng chống cháy, nổ, bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự vệ sinh lao động, phòng chống ma túy được Bộ Công Thương phân cấp.
9. Phối hợp với Văn phòng Cục thực hiện: Kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động hóa chất, xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động hóa chất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ và vật liệu nổ công nghiệp; công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành theo kế hoạch thường xuyên và đột xuất được phê duyệt.
10. Đầu mối của Cục phối hợp với Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp thực hiện trách nhiệm của Bộ Công Thương quy định tại Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc ban hành theo Quyết định số 26/2016/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2016 và Quyết định số 04/2020/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc ban hành kèm theo Quyết định số 26/2016/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao.