Công tác quản lý hóa chất cũng đứng trước rất nhiều khó khăn và cần các giải pháp để nâng cao năng lực quản lý ngành công nghiệp đặc thù này.
Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, xu hướng phát triển bền vững đặt ra yêu cầu cấp thiết cho các doanh nghiệp hóa chất của Việt Nam. Doanh nghiệp cần chủ động xây dựng các giải pháp nâng cao năng lực quản lý hóa chất nhằm phòng ngừa các sự cố hóa chất, tránh rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đây cũng chính là một trong những giải pháp góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Trong thời gian qua, Chính phủ, Bộ Công Thương đã nhìn nhận thực trạng này và ban hành hệ thống văn bản pháp luật tương đối đầy đủ về quản lý hóa chất cũng như phòng chống nguy cơ, sự cố hóa chất. Tuy nhiên, các hoạt động này vẫn chưa được thực hiện một cách triệt để.
Để làm rõ hơn về những khó khăn trong thực tiễn của công tác quản lý hoá chất và giải pháp để làm tốt hơn trong thời gian tới, Báo Công Thương tổ chức Chương trình Chính sách và đối thoại với chủ đề: “Nâng cao năng lực quản lý hóa chất: Thực tiễn và giải pháp”.
Diễn giả tham gia Toạ đàm bao gồm:
Ông Phạm Huy Nam Sơn- Phó cục trưởng Cục Hoá chất (Bộ Công Thương)
Ông Đỗ Thanh Bái - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Trách nhiệm tự nguyện của các doanh nghiệp hóa chất Việt Nam (VRCC) – Thành viên Hội Hóa học Việt Nam
Ông Ngô Quốc Khánh - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần thiết kế Công nghiệp Hoá chất
Chương trình được tổ chức lúc 9h30 tại Phòng trực tuyến của Báo Công Thương, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, Hà Nội.
Nguồn: Báo Công Thương
Cần xây dựng chính sách hướng đến việc tạo điều kiện để mở không gian phát triển tối đa cho ngành công nghiệp hóa chất tương xứng với tiềm năng và vai trò vốn có, mà trong đó chủ thể thụ hưởng chính là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hóa chất.
Tại Quyết định số 270/QĐ-TTg ngày 13/2/2025, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực tự chủ nguyên liệu, thúc đẩy phát triển ngành dược phẩm trong nước.
Tại Hội thảo góp ý đối với dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) diễn ra sáng 14/3, nhiều ĐBQH, doanh nghiệp, hiệp hội cho rằng, cần chú trọng tháo gỡ điểm nghẽn, khó khăn trong quản lý hóa chất gắn với thể chế hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Ngày 07 tháng 11 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Thông tư số 23/2024/TT-BCT quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.
Ngày 18/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 161/2024/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.
Ngày 18/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 161/2024/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ.