Đào tạo An toàn hóa chất góp phần giảm thiểu các tai nạn nghề nghiệp

Để giảm thiểu các tai nạn nghề nghiệp, các doanh nghiệp nói chung và từng cá nhân người lao động nói riêng cần tham gia khóa học huấn luyện an toàn hóa chất để cập nhật kiến thức an toàn hóa chất.

Theo Cục Hóa chất – Bộ Công Thương, hóa chất ngày càng được sử dụng rộng rãi trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được mức độ nguy hiểm của hóa chất và còn rất chủ quan trong quá trình sử dụng, bảo quản hóa chất. Từ đó gây ra những rủi ro nghiêm trọng, có thể dẫn đến thương vong cho bản thân, đồng nghiệp và những người xung quanh.

Bên cạnh đó theo quy định của Bộ luật Lao động, người lao động cần phải được đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất thì mới đủ điều kiện làm việc với hóa chất. Những doanh nghiệp không cho người lao động đi học, cấp chứng nhận vô hình chung đang làm việc phạm pháp.

Do đó, để giảm thiểu các tai nạn nghề nghiệp, các doanh nghiệp nói chung và từng cá nhân người lao động nói riêng cần tham gia khóa học huấn luyện an toàn hóa chất để cập nhật kiến thức an toàn hóa chất cho người lao động và người quản lý trực tiếp hóa chất.

Đánh giá thực tế của công tác đào tạo An toàn hóa chất thời gian qua, Cục Hóa chất cho rằng, hiện nay, các doanh nghiệp trên cả nước vẫn đang tham gia đào tạo an toàn hóa chất định kỳ 2 năm/ lần cho 3 nhóm 1,2,3 theo quy định tại chương VI  nghị định 113/2017/NĐ-CP. Các đơn vị đào tạo đa dạng từ các đơn vị cơ quan nhà nước đến các công ty, đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn, đào tạo tại địa bàn doanh nghiệp có nhu cầu.

Thời gian qua, công tác hậu kiểm với đào tạo An toàn hóa chất (ATHC) được các cơ quan chức năng tăng cương thực hiện. Quá trình kiểm tra, đoàn hậu kiểm tình trạng lưu trữ hồ sơ huấn luyện ATHC theo Điều 34 nghị định 113/2017/NĐ-CP của doanh nghiệp bao gồm: Tài liệu bài giảng; Danh sách người được huấn luyện với các thông tin: Họ tên, ngày tháng năm sinh, chức danh, vị trí làm việc, chữ ký xác nhận tham gia huấn luyện; Thông tin về người huấn luyện bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, trình độ học vấn, chuyên ngành được đào tạo, kinh nghiệm công tác, kèm theo các tài liệu chứng minh; Nội dung và kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất; Quyết định công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất của tổ chức, cá nhân.

Kiểm tra, rà soát nội dụng đào tạo, nội dung kiểm tra xem đã phù hợp với nội dung được huấn luyện hay chưa.

Bên cạnh đó, việc đánh giá điển hình trong đào tạo An toàn hóa chất địa phương, doanh nghiệp cũng được các cơ quan chức năng tiến hành.

Tuy nhiên, công tác huấn luyện ATHC đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn những bất cập cần được đổi mới. Cụ thể như, số lượng người được huấn luyện về ATHC còn quá ít và không được kiểm tra, kiểm soát về mặt chất lượng, đặc biệt là khi xuất hiện một số loại hình doanh nghiệp tư nhân cung cấp dịch vụ huấn luyện ATHC.

Chất lượng và nội dung huấn luyện của các lớp huấn luyện chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển hiện nay như: an toàn trong sử dụng công nghệ mới; các yếu tố độc hại, nguy cơ rủi ro mới; cập nhật các phương pháp cải thiện điều kiện lao động mới, các tiêu chuẩn an toàn - vệ sinh lao động quốc tế, khoa học về cải thiện điều kiện lao động….

Doanh nghiệp, người lao động tham gia các khóa huấn luyện để được cấp chứng nhận, chứng chỉ huấn luyện an toàn hóa chất dẫn đến tình trạng học vì chứng nhận, chứng chỉ.

Mặt khác, năng lực, trình độ đội ngũ giảng viên tham gia huấn luyện không đồng đều, còn thiếu kiến thức thực tiễn, kỹ năng sự phạm hạn chế. Chưa xây dựng được đội ngũ giảng viên huấn luyện chuyên ngành, thực hành theo quy định.

Chất lượng và nội dung huấn luyện của các lớp huấn luyện chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển hiện nay như: an toàn trong sử dụng công nghệ mới; các yếu tố độc hại, nguy cơ rủi ro mới; cập nhật các phương pháp cải thiện điều kiện lao động mới, các tiêu chuẩn an toàn - vệ sinh lao động quốc tế, khoa học về cải thiện điều kiện lao động….

Nguồn: Tạp chí Công Thương

Tin tức liên quan
Mở không gian phát triển tối đa cho ngành công nghiệp hóa chất
Đăng ngày: 01/04/2025

Mở không gian phát triển tối đa cho ngành công nghiệp hóa chất

Cần xây dựng chính sách hướng đến việc tạo điều kiện để mở không gian phát triển tối đa cho ngành công nghiệp hóa chất tương xứng với tiềm năng và vai trò vốn có, mà trong đó chủ thể thụ hưởng chính là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hóa chất.

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HÓA DƯỢC ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045: VAI TRÒ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG VÀ NHỮNG THÁCH THỨC CẦN GIẢI QUYẾT
Đăng ngày: 19/03/2025

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HÓA DƯỢC ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045: VAI TRÒ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG VÀ NHỮNG THÁCH THỨC CẦN GIẢI QUYẾT

Tại Quyết định số 270/QĐ-TTg ngày 13/2/2025, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực tự chủ nguyên liệu, thúc đẩy phát triển ngành dược phẩm trong nước.

Tháo gỡ điểm nghẽn, khó khăn trong quản lý hóa chất gắn với thể chế hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW
Đăng ngày: 14/03/2025

Tháo gỡ điểm nghẽn, khó khăn trong quản lý hóa chất gắn với thể chế hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tại Hội thảo góp ý đối với dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) diễn ra sáng 14/3, nhiều ĐBQH, doanh nghiệp, hiệp hội cho rằng, cần chú trọng tháo gỡ điểm nghẽn, khó khăn trong quản lý hóa chất gắn với thể chế hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ mới năm 2025 thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương
Đăng ngày: 31/12/2024

Quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ mới năm 2025 thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương

Ngày 07 tháng 11 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Thông tư số 23/2024/TT-BCT quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.

Quy định mới về Danh mục hàng hóa nguy hiểm, Phân loại hàng hoá nguy hiểm và thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
Đăng ngày: 30/12/2024

Quy định mới về Danh mục hàng hóa nguy hiểm, Phân loại hàng hoá nguy hiểm và thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Ngày 18/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 161/2024/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.

Nghị định quy định về Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
Đăng ngày: 30/12/2024

Nghị định quy định về Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Ngày 18/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 161/2024/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ.

X

Đăng ký nhận thông tin

Ô có dấu * cần điền đầy đủ thông tin
Top